Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Trầm cảm sau sinh là gì?
  • Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
  • Thay đổi nồng độ hormone sau sinh
  • Trầm cảm trước khi sinh
  • Tiền sử gia đình
  • Biến chứng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở
  • Căng thẳng trong cuộc sống
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè
  • Thuốc
  • Liệu pháp tâm lý
  • Luôn có thái độ tích cực và lạc quan
  • Đừng tự ti và xấu hổ
  • Hãy luôn lắng nghe cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
  • Câu 1: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
  • Câu 2: Trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không?
  • Câu 3: Khám trầm cảm sau sinh ở đâu?

Trầm cảm sau sinh

- Ngày đăng:28/02/2024
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào và ở mức độ nặng có thể dẫn đến nhiều hành vi nguy hiểm đến tính mạng như tự tử. Do đó, việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, nhanh chóng tìm lại cân bằng trong cuộc sống.
Mục lục
  • Trầm cảm sau sinh là gì?
  • Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
  • Thay đổi nồng độ hormone sau sinh
  • Trầm cảm trước khi sinh
  • Tiền sử gia đình
  • Biến chứng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở
  • Căng thẳng trong cuộc sống
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè
  • Thuốc
  • Liệu pháp tâm lý
  • Luôn có thái độ tích cực và lạc quan
  • Đừng tự ti và xấu hổ
  • Hãy luôn lắng nghe cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
  • Câu 1: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
  • Câu 2: Trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không?
  • Câu 3: Khám trầm cảm sau sinh ở đâu?

Trầm cảm sau sinh là gì?

Sau khi sinh con, người mẹ có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, từ vui sướng, phấn khích đến lo lắng, sợ hãi, khóc lóc. Các chứng buồn chán thường có xu hướng giảm dần trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Đối với trầm cảm sau sinh thì những thay đổi về thể chất, cảm xúc kéo dài lâu hơn, ảnh hưởng nghiêm sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Thay đổi nồng độ hormone sau sinh

Các hormone sinh dục nữ (estrogen, progesterone) tăng cao trong thai kỳ, sau sinh mức hormone sẽ giảm trở lại mức bình thường. Những thay đổi này có thể làm thay đổi tâm trạng, tăng nguy cơ trầm cảm.

Trầm cảm trước khi sinh

Một số hậu quả liên quan đến trầm cảm trước khi sinh là thai nhi phát triển chậm hơn, sảy thai, nhẹ cân, sinh non, thiếu máu, tiểu đường, tiền sản giật, mổ lấy thai.

Tiền sử gia đình

Nếu có mẹ, cha, anh, chị có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần thì nguy cơ mắc bệnh trầm cao sau sinh cao hơn so với những phụ nữ không có tiền sử gia đình. Do đó, với người có tiền sử gia đình bị trầm cảm, hãy chú ý theo dõi những thay đổi tâm lý sau khi sinh con.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Biến chứng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở

Quá trình mang thai và sinh nở là một giai đoạn đầy thách thức với cơ thể và tâm lý của phụ nữ. Ốm nghén, đau đầu, buồn nôn, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ,... có thể khiến cho người phụ nữ cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Đặc biệt, các biến chứng trong quá trình sinh nở như sinh non, sa dây rốn, mổ lấy thai khẩn cấp,... cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Căng thẳng trong cuộc sống

Ngoài những biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở, những căng thẳng trong cuộc sống cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển trầm cảm sau sinh. Các vấn đề tài chính, xung đột trong hôn nhân, sống một mình hoặc chăm sóc sức khỏe con cái đều có thể khiến phụ nữ cảm thấy áp lực và lo lắng.

Căng thẳng, lo âu thường gặp ở người mới làm mẹ lần đầu, làm mẹ khi còn quá trẻ hoặc khi đã lớn tuổi. Bên cạnh đó, việc trẻ hay quấy khóc, khó dỗ dành cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Một yếu tố quan trọng khác góp phần vào việc phát triển trầm cảm sau sinh là thiếu sự hỗ trợ quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Lúc này người phụ nữ có thể cảm thấy cô đơn, xấu hổ và bị cô lập, tăng thêm cảm giác bất an, lo lắng.

Dấu hiệu & triệu chứng trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm sau sinh sẽ khác nhau ở mỗi người và mức độ nghiêm trọng của bệnh, đôi khi dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh liên quan khác. Một số dấu hiệu, triệu chứng chung của trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Buồn rầu, không vui vẻ, thường xuyên khóc.
  • Lo lắng, căng thẳng, hoang mang.
  • Mệt mỏi, không có năng lượng.
  • Mất niềm vui với cả những thứ từng thích.
  • Không thể ngủ được hoặc ngủ quá nhiều.
  • Ăn nhiều hơn hoặc không muốn ăn uống.
  • Khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng em bé.
  • Sợ không làm người mẹ tốt, sợ con mình bị hại, sợ con bị hại.
  • Không quan tâm con lẫn bản thân.
  • Cảm giác tự ti, xấu hổ và cô đơn.
  • Suy nghĩ tiêu cực, tự ti và tự kỉ.
  • Thay đổi cảm xúc thất thường, dễ tức giận, cáu gắt và khó kiểm soát.
  • Tư duy chậm chạp, khó tập trung và quên mất những việc cần làm.
  • Có suy nghĩ về tự sát hoặc làm tổn thương bản thân, con cái và những người xung quanh.

Những người bị trầm cảm có thể không nhận thức được các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hoặc không thừa nhận rằng họ bị trầm cảm. Do đó nếu nghi ngờ vợ, người thân hoặc bạn bè bị trầm cảm sau sinh thì hãy đưa họ đi khám.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh kéo dài sẽ làm cho sức khỏe, tinh thần của mẹ bị kiệt quệ, ăn uống kém, suy nhược cơ thể, ốm yếu, luôn có mong muốn tự giải thoát để hết buồn phiền. Trong một số trường hợp, người mẹ còn có ý định giết em bé, sau đó tự tử.

Bên cạnh việc mất khả năng chăm sóc bản thân, người mẹ luôn cảm thấy mình không thể chăm sóc con, không cho con bú, không tắm,... ảnh hưởng đến mối liên kết giữa mẹ và con cũng như mối quan hệ với chồng, người thân trong gia đình. Trầm cảm sau sinh dẫn đến các bất hòa, xung đột trong hôn nhân.

Con của những bị trầm cảm sau sinh không được điều trị có nhiều khả năng gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như khó ngủ, khó ăn, khóc quá nhiều, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD).

Điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức, hành vi, cảm xúc và cần được điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho trầm cảm sau sinh, bao gồm:

Thuốc

Thuốc là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trầm cảm sau sinh. Các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng bao gồm Sertraline, Fluoxetin, Paroxetine, Brexanolone,... Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định bởi bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc để tránh các tác dụng phụ và làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Liệu pháp tâm lý

Có nhiều phương pháp liệu pháp tâm lý khác nhau như tâm lý học cá nhân, tâm lý học nhóm và tâm lý học hành vi. Nhờ vào sự hỗ trợ và chỉ dẫn của các chuyên gia, liệu pháp tâm lý có thể giúp người mẹ vượt qua trầm cảm. Đặc biệt khi kết hợp dùng thuốc và liệu pháp tâm lý sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị trầm cảm sau sinh.

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ người mẹ nào. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để giúp bạn phòng tránh tình trạng này:

Luôn có thái độ tích cực và lạc quan

Cuộc sống với một đứa con mới sinh là một thử thách lớn với bất kỳ người mẹ nào. Hãy luôn có thái độ tích cực và lạc quan để vượt qua những khó khăn và tận hưởng những khoảnh khắc đáng quý cùng con cái.

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Đừng tự ti và xấu hổ

Trầm cảm sau sinh không phải là một điều hiếm gặp và không phải là do bạn thiếu năng lực hay không đủ yêu thương con cái. Đừng tự ti và xấu hổ vì điều này.

Hãy luôn lắng nghe cơ thể

Việc lắng nghe và quan tâm đến cơ thể, tâm lý của bản thân là rất quan trọng trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con. Khi gặp phải căng thẳng, lo lắng thì không nên giữ trong lòng mà hãy chia sẻ với chồng, người thân, bạn bè hoặc trò chuyện với bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.

Chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ giúp phụ nữ duy trì sức khỏe tốt và giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Do đó, hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thường xuyên và xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Không có mốc thời gian nào có thể nói rõ ràng trầm cảm sau sinh sẽ kéo dài bao lâu bởi thời gian phục hồi ở mỗi người là khác nhau. Các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài trong vòng vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau khi sinh con. Nếu phát hiện, điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian trầm cảm.

Câu 2: Trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không?

Trong một vài trường hợp trầm cảm ở mức độ nhẹ và chưa từng mắc bệnh tâm lý, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị.

Câu 3: Khám trầm cảm sau sinh ở đâu?

Bạn có thể khám trầm cảm sau sinh tại các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, tâm thần hoặc viện, trung tâm tư vấn tâm lý trên toàn quốc.

  • Một số cơ sở uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện FV,... 
  • Một số cơ sở uy tín tại thành phố Hà Nội: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương,...

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nutricare Anti Stress - Hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu
Chai 60 viên

Nutricare Anti Stress - Hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu

520.000₫
Trấn Kinh An - Hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu
Hộp 30 viên

Trấn Kinh An - Hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu

178.000₫
Kim Thần Khang - Hỗ trợ suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng
Hộp 2 lọ x 90 viên

Kim Thần Khang - Hỗ trợ suy nhược thần kinh, lo âu, căng thẳng

1.200.000₫
Special Kid Nervosite - Hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng cho bé
Chai 125ml

Special Kid Nervosite - Hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng cho bé

239.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng