Chán Ăn Tâm Thần: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Chán ăn tâm thần là gì?
  • Nguyên nhân gây chán ăn tâm thần
  • Yếu tố sinh học
  • Yếu tố tâm lý
  • Yếu tố xã hội
  • Hạn chế ăn uống
  • Nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể
  • Sợ tăng cân
  • Triệu chứng khác
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Trị liệu
  • Nhập viện
  • Thuốc

Chán ăn tâm thần

- Ngày đăng:26/03/2024
Chán ăn tâm thần phổ biến ở nữ giới, đặc biệt trong lĩnh vực giải trí, người mẫu. Áp lực về ngoại hình và cân nặng khiến họ nhịn ăn, ép cân quá mức dẫn đến chứng chán ăn. Nguy hiểm hơn là đã có các trường hợp tử vong đột ngột do tổn thương tim, rối loạn nhịp tim.
Mục lục
  • Chán ăn tâm thần là gì?
  • Nguyên nhân gây chán ăn tâm thần
  • Yếu tố sinh học
  • Yếu tố tâm lý
  • Yếu tố xã hội
  • Hạn chế ăn uống
  • Nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể
  • Sợ tăng cân
  • Triệu chứng khác
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Trị liệu
  • Nhập viện
  • Thuốc

Chán ăn tâm thần là gì?

Chán ăn tâm thần hay biếng ăn tâm lý là một chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, đặc trưng bởi việc kiêng ăn uống quá mức, nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể và nỗi sợ hãi tăng cân mãnh liệt. Tình trạng tâm lý phức tạp này có thể dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Nguyên nhân gây chán ăn tâm thần

Nguyên nhân của chứng chán ăn tâm thần vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố:

Yếu tố sinh học

  • Mất cân bằng hormone: Những người mắc chứng chán ăn tâm thần có thể có mức độ hormone serotonin và dopamine bất thường, ảnh hưởng đến cảm giác no và thèm ăn.
  • Di truyền: Chứng chán ăn thần kinh có thể có yếu tố di truyền, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định vai trò chính xác của di truyền.

Yếu tố tâm lý

Bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần thường mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh cưỡng chế,...

Yếu tố xã hội

  • Áp lực từ xã hội: Áp lực từ xã hội để đạt được lý tưởng về vẻ đẹp gầy gò có thể góp phần vào sự phát triển của chứng chán ăn thần kinh.
  • Áp lực từ công việc: Một số ngành nghề sự thành công phụ thuộc vào cân nặng như người mẫu, diễn viên, vận động viên thể hình, trượt băng nghệ thuật, múa ba lê, khiêu vũ,...
Nguyên nhân gây chán ăn tâm thần
Nguyên nhân gây chán ăn tâm thần có thể đến từ các công việc đòi hỏi đạt chuẩn về cân nặng, chiều cao.

Triệu chứng của chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, chủ yếu liên quan đến việc hạn chế ăn uống, nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể và nỗi sợ tăng cân.

Hạn chế ăn uống

Những người mắc chứng chán ăn thần kinh thường có một chế ăn uống nghiêm ngặt. Họ có thể:

  • Ăn lượng thức ăn rất ít so với nhu cầu của cơ thể.
  • Tránh các nhóm thực phẩm hoặc loại thực phẩm cụ thể.
  • Thường xuyên bỏ ăn, nói dối về việc đã ăn.
  • Đếm calo hoặc kiểm soát khẩu phần ăn.
  • Không ăn ở nơi công cộng
  • Một số trường hợp ăn uống vô độ sau đó sử dụng một lượng lớn thuốc nhuận tràng hoặc các phương pháp khác như móc họng để nôn.

Nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể

Những người mắc chứng chán ăn thần kinh thường có nhận thức sai lệch về hình ảnh cơ thể của mình. Họ có thể:

  • Thường xuyên cân hoặc đo lại cơ thể nhiều lần.
  • Nhìn thấy mình béo mặc dù thực tế rất gầy. 
  • Tiếp tục giảm cân mặc dù đã gầy.
  • Phàn nàn về các bộ phận trên cơ thể béo.
  • So sánh ngoại hình của mình với người khác và thấy mình không đủ tốt.

Sợ tăng cân

Nỗi sợ tăng cân là một trong những triệu chứng chủ yếu của chứng chán ăn thần kinh. Những người mắc chứng rối loạn này có thể:

  • Có nỗi ám ảnh cực độ với cân nặng và kích thước cơ thể.
  • Áp dụng các bài tập thể dục cường độ cao.
  • Từ chối ăn uống mặc dù đói.

Triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng cốt lõi, những người mắc chứng chán ăn thần kinh cũng có thể có các triệu chứng thực thể và triệu chứng cảm xúc. Cụ thể:

  • Triệu chứng thực thể: Sụt cân nghiêm trọng, đau bụng, đầy hơi, táo bón, không chịu được lạnh, da khô hoặc vàng, mái tóc mỏng, móng tay dễ gãy,...
  • Triệu chứng cảm xúc: Thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, trầm cảm, xa lánh xã hội, giảm ham muốn,...
Triệu chứng của chán ăn tâm thần
Sụt cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng ở người bị chán ăn tâm thần.

Biến chứng của chán ăn tâm thần

Chán ăn thần kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm:

  • Tim mạch: Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, tràn dịch màng ngoài tim.
  • Rối loạn nội tiết: Năng lượng thấp, hormone tăng trưởng thấp, mức độ căng thẳng cao, tuyến giáp suy yếu, suy sinh dục vùng dưới đồi, mất kinh, dậy thì chậm, loãng xương.
  • Tiêu hóa: Táo bón, đau ngực, ợ chua, tăng nguy cơ loét, ung thư thực quản trong trường hợp nôn nhiều.
  • Tâm thần: Trầm cảm, mất ngủ, lo âu, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách, có nguy cơ tự tử cao.
  • Da: Da khô, vàng da lòng bàn tay, bàn chân
  • Huyết học: Thiếu máu.
  • Thần kinh: Teo não, thần kinh ngoại biên
  • Thận và chất điện giải: Suy thận, mất nước, mất cân bằng điện giải.

Chẩn đoán chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần được chẩn đoán dựa trên bệnh sử (tiền sử bệnh, thuốc đã sử dụng, tiền sử gia đình), khám thực thể kết hợp cùng các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Lâm sàng

  • Trọng lượng cơ thể thấp đáng kể so với mức bình thường.
  • Nỗi sợ tăng cân.
  • Rối loạn về hình ảnh bản thân.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm hormone
  • Trắc nghiệm tâm lý
  • Điện não đồ
  • Điện tâm đồ
  • X-quang tim phổi
  • Siêu âm ổ bụng
  • Siêu âm tuyến giáp
  • CT, MRI.

Điều trị chán ăn tâm thần

Điều trị chán ăn tâm thần thường bao gồm trị liệu tâm lý, tư vấn dinh dưỡng và kiểm soát các biến chứng của bệnh.

Trị liệu

  • Trị liệu tâm lý: Các loại trị liệu như trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và trị liệu gia đình có thể giúp giải quyết những vấn đề cơ bản dẫn đến chứng biếng ăn tâm lý.
  • Tư vấn dinh dưỡng: Tư vấn dinh dưỡng có thể giúp những người mắc chứng bệnh thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

Nhập viện

Trong trường hợp nghiêm trọng như sụt cân quá mức, rối loạn tâm thần, nguy cơ tự tử cao, không ngừng tập thể dục, biến chứng tim mạch,... thì nhập viện là điều cần thiết để ổn định sức khỏe thể chất của những người mắc chứng chán ăn tâm thần.

Thuốc

Một số thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu của chứng chán ăn thần. Tùy theo trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp hoặc phối hợp thêm các nhóm thuốc khác (thuốc nuôi dưỡng tế bào thần kinh, thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức, vitamin khoáng chất,...).

Phòng ngừa chán ăn tâm thần

Theo các chuyên gia không có cách nào để ngăn ngừa chứng chán ăn tâm thần, tuy nhiên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng một số hoạt động sau:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Tránh các chế độ ăn kiêng quá mức.
  • Không nên quá áp đặt về cân nặng, ngoại hình.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của chứng chán ăn thần kinh.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

-1%
A-Z Multivitamins + Mineral Doppelherz - Viên sủi bổ sung vitamin tổng hợp
Tuýp 13 viên

A-Z Multivitamins + Mineral Doppelherz - Viên sủi bổ sung vitamin tổng hợp

77.000₫
78.000₫
M4W Multi-Vitamin For Women - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho nữ giới
Freeship
Freeship
Hộp 30 viên

M4W Multi-Vitamin For Women - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho nữ giới

420.000₫
Vitamin tổng hợp Mason Daily Multiple Vitamins With Minerals
Hộp 60 viên

Vitamin tổng hợp Mason Daily Multiple Vitamins With Minerals

375.000₫
Women's Daily One Vitamins For Life - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho nữ giới
Hộp 60 viên

Women's Daily One Vitamins For Life - Bổ sung vitamin và khoáng chất cho nữ giới

440.000₫
Vitamin tổng hợp Warnke Vitamin & Mineral Komplex
Chai 100 viên

Vitamin tổng hợp Warnke Vitamin & Mineral Komplex

539.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng