Hoảng sợ khi ngủ (Hoảng sợ ban đêm)
Hoảng sợ khi ngủ là gì?
Hoảng sợ khi ngủ hay hoảng sợ ban đêm là một chứng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi những cơn hoảng sợ dữ dội xảy ra trong khi ngủ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 12 tuổi, đặc trưng bởi các tiếng la hét và sợ hãi tột độ, hoảng loạn, đôi khi trẻ ngồi dậy, đi ra khỏi giường và chạy xung quanh. Vào sáng ngày hôm sau, trẻ thường sẽ không nhớ bất kỳ điều gì liên quan đến nỗi hoảng sợ khi ngủ.
Nguyên nhân gây hoảng sợ khi ngủ
Nguyên nhân chính xác của bệnh hoảng sợ khi ngủ vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố được cho là góp phần gây ra chứng hoảng sợ khi ngủ, bao gồm:
- Di truyền: Với những người có tiền sử gia đình mắc chứng sợ hãi khi ngủ hoặc mộng du có nguy cơ phát triển cao hơn.
- Đặc điểm tính cách: Những người có tính cách lo lắng hoặc hay lo sợ có nhiều khả năng bị hoảng sợ ban đêm.
- Sự kiện gây căng thẳng: Mất người đi người thân yêu, mất việc hoặc ly hôn cũng có thể kích hoạt các cơn hoảng sợ.
- Thiếu ngủ: Giấc ngủ bị gián đoạn, mất ngủ thường xuyên cũng có thể gây hoảng sợ khi ngủ.
- Sự thay đổi chất hóa học não: Những bất thường trong các chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin, có thể đóng vai trò trong bệnh hoảng sợ khi ngủ.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần khác: Người mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu toàn thể hoặc chứng ám ảnh sợ hãi có nguy cơ mắc hoảng sợ ban đêm cao hơn.
- Caffeine và rượu: Sử dụng caffeine hoặc rượu quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoảng sợ khi ngủ.
Triệu chứng hoảng sợ khi ngủ
Các triệu chứng của hoảng sợ ban đêm tương tự như các triệu chứng của cơn hoảng sợ thông thường, nhưng chúng xảy ra trong khi ngủ. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
- Cảm giác sợ hãi hoặc hoảng sợ đột ngột kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- La hét hoặc khóc, ngồi dậy trên giường, trông có vẻ sợ hãi.
- Có thể ra khỏi giường và chạy quanh nhà, hoặc hành vi hung hăng khi bị giữ lại.
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh.
- Toát mồ hôi, mặt đỏ bừng.
- Run rẩy, không kiểm soát được ở các cơ.
- Mắt mở to nhìn chằm chằm.
- Đá và đập.
- Không thức giấc hoàn toàn và quay lại giấc ngủ yên.
- Bối rối khi bị đánh thức.
- Không hoặc ít có ký ức về sự kiện đã xảy ra.
Khi tình trạng hoảng sợ khi ngủ diễn ra thường xuyên có làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến việc buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng có thể gây thương tích cho bản thân và người xung quanh.
Chẩn đoán hoảng sợ khi ngủ
Việc chẩn đoán bệnh hoảng sợ khi ngủ thường dựa trên bệnh sử và các triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và các loại thuốc đang sử dụng. Bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân y tế tiềm ẩn khác, chẳng hạn như:
- Đo điện não đồ (EEG): Xét nghiệm này đo hoạt động điện của não.
- Nghiên cứu giấc ngủ: Xét nghiệm này ghi lại hoạt động não, chuyển động mắt và nhịp tim trong khi ngủ.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như cường giáp hoặc hạ đường huyết.
Điều trị khoảng sợ khi ngủ
Mục tiêu của điều trị đối với bệnh hoảng sợ khi ngủ là giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hoảng sợ, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ. Có một số phương pháp điều trị có hiệu quả, bao gồm:
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
CBT là một loại liệu pháp tâm lý tập trung vào việc xác định và thay đổi những suy nghĩ và hành vi có hại. Đối với bệnh hoảng sợ khi ngủ, CBT có thể giúp bệnh nhân nhận ra và thách thức những suy nghĩ tiêu cực kích hoạt cơn hoảng sợ.
Thuốc điều trị
Thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng hoảng sợ ban đêm. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê toa bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Paroxetine, Sertraline giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
- Thuốc an thần: Clonazepam, Alprazolam giúp giảm bớt lo lắng và hoảng sợ.
Thay đổi lối sống
Ngoài điều trị chuyên nghiệp, có một số biện pháp liên quan đến đến thay đổi lối sống có thể giúp quản lý bệnh hoảng sợ khi ngủ, bao gồm:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
- Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, mát mẻ.
- Tránh caffeine và rượu để hạn chế làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoảng sợ.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hoặc thiền, hít thở sâu và yoga cũng giúp giảm bớt lo lắng và hoảng sợ.
- Tham gia các nhóm hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân kết nối với những người khác đang trải qua những trải nghiệm tương tự và nhận được hỗ trợ.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.