Loãng Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Loãng xương là gì?
  • Nguyên nhân gây loãng xương
  • Triệu chứng của loãng xương
  • Chẩn đoán loãng xương
  • Đo mật độ xương (BMD)
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Điều trị loãng xương không dùng thuốc
  • Điều trị loãng xương dùng thuốc
  • Câu 1: Bệnh loãng xương nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
  • Câu 2: Tác hại của bệnh loãng xương là gì?
  • Câu 3: Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương

- Ngày đăng:07/03/2024
Hầu hết mọi người không biết bản thân bị loãng xương cho đến khi xuất hiện tình trạng gãy xương do các chấn thương tương đối nhẹ. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm để điều trị kịp thời và cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bên dưới đây.
Mục lục
  • Loãng xương là gì?
  • Nguyên nhân gây loãng xương
  • Triệu chứng của loãng xương
  • Chẩn đoán loãng xương
  • Đo mật độ xương (BMD)
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Điều trị loãng xương không dùng thuốc
  • Điều trị loãng xương dùng thuốc
  • Câu 1: Bệnh loãng xương nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
  • Câu 2: Tác hại của bệnh loãng xương là gì?
  • Câu 3: Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là gì?

Xương là mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế thông qua tế bào hủy xương và tế bào tạo xương. Tế bào hủy xương phá vỡ xương cũ, trong khi tế bào tạo xương hình thành xương mới. Loãng xương là tình trạng xương giòn yếu, dễ gãy xảy ra do tốc độ hình thành xương chậm hơn so với tốc độ phá vỡ xương cũ.

Loãng xương là gì
Loãng xương xảy ra khi mật độ khoáng trong xương giảm, kéo dài gây gãy xương.

Nguyên nhân gây loãng xương

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây ra tình trạng loãng xương, bao gồm:

  • Tuổi tác: Là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh loãng xương. Sau tuổi 30, tốc độ mất xương thường tăng lên do quá trình sản xuất collagen và các chất nền xương giảm dần theo tuổi tác.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh. Lúc này, nồng độ estrogen suy giảm có thể làm tăng tốc độ mất xương, bởi estrogen là chất bảo vệ và duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Kích thước khung xương: Người có thân hình mảnh khảnh, khung xương nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Những người có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh loãng xương thì sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.
  • Chế độ ăn uống: Thiếu hụt canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Nguyên nhân thiếu hụt thường đến từ chế độ dinh dưỡng không cân bằng, kiêng ăn, giảm cân hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày làm giảm hấp thu canxi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị hen suyễn hoặc viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài có thể làm suy yếu xương.
  • Bệnh lý: Loãng xương có thể liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, bệnh thận và ung thư. Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương hoặc làm tăng tốc độ mất xương.
  • Lối sống không lành mạnh: Lười vận động, uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc trong thời gian dài có thể làm giảm mật độ xương. 

Triệu chứng của loãng xương

Trong giai đoạn đầu, loãng xương thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau xương và đau lưng: Đau có thể ở dạng dai dẳng hoặc đau nhói và có thể tồi tệ hơn khi vận động hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Chiều cao giảm: Nguyên nhân là do các đốt sống trong cột sống của bệnh nhân bị gãy.
  • Gù lưng: Gãy cột sống cũng có thể dẫn đến gù lưng hay khom người về phía trước.
  • Gãy xương: Một dấu hiệu phổ biến khác của loãng xương là gãy xương dễ dàng xảy ra ở các vị trí như hông, cổ tay và cột sống sau một chấn thương hoặc va chạm nhẹ.
Triệu chứng của loãng xương
Gù lưng do loãng xương sẽ tăng dần theo thời gian và mức độ diễn tiến của bệnh.

Chẩn đoán loãng xương

Chẩn đoán loãng xương thường dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh (Chụp X-quang) và các xét nghiệm sau:

Đo mật độ xương (BMD)

Đây là xét nghiệm chính để chẩn đoán loãng xương. Xét nghiệm này sử dụng tia X năng lượng kép (DXA) để đo mật độ khoáng của xương ở cột sống, hông hoặc các vị trí khác. Kết quả được so sánh với mức mật độ xương trung bình của những người khỏe mạnh cùng tuổi và giới tính, được gọi là điểm số T. Điểm số T dưới -2,5 được chẩn đoán là loãng xương.

Xương bình thường T-score > -1 SD
Khối lượng xương thấp (thiểu xương) T-score > -2.5 SD đến -1
Loãng xương T-score ≤ -2.5
Loãng xương nặng

T-score ≤ -2.5

Kèm theo gãy xương do xương yếu.

Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể được sử dụng để đánh giá mức độ canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác liên quan đến sức khỏe của xương. Các xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ xác định xem bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào có thể góp phần gây ra loãng xương hay không.

Điều trị loãng xương

Mục tiêu điều trị đối với loãng xương là làm chậm hoặc ngăn ngừa mất xương thêm, giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện sức khỏe tổng thể của xương. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

Điều trị loãng xương không dùng thuốc

Các thay đổi về lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương. Các thay đổi này có thể bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga,... đều có thể có lợi cho sức khỏe của xương.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D: Nên cố gắng bổ sung đủ canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống hoặc bằng cách uống các loại viên uống bổ sung canxi. Đối với với cả phụ nữ và nam giới từ 18-50 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày. Hàm lượng này tăng lên 1.200mg khi phụ nữ bước sang tuổi 50 và nam giới bước sang tuổi 70.
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu: Thuốc lá và rượu không chỉ làm giảm sức khỏe của xương mà còn tác động đến nhiều hệ cơ quan khác, do đó nên cố gắng bỏ thuốc lá hoàn toàn và hạn chế uống rượu. 
  • Tránh nguy cơ gãy xương: Hạn chế vận động mạnh và hạn chế các tình huống có thể dẫn đến gãy xương. Mang thiết bị bảo hộ phù hợp cho các hoạt động thể thao, sử dụng gậy hoặc khung nếu gặp khó khăn đi lại, tránh đi vào những nơi trơn trượt, dễ té.
Điều trị loãng xương
Điều trị loãng xương không dùng thuốc dùng cho các trường hợp nhẹ hoặc phối hợp cùng với thuốc điều trị loãng xương.

Điều trị loãng xương dùng thuốc

Tùy theo mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tiền sử dị ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại để điều trị loãng xương như:

  • Thuốc chống hủy xương: Bisphosphonates (Alendronate, Risedronate và Zoledronic acid) có khả năng làm chậm quá trình mất xương bằng cách ức chế các tế bào hủy xương. Sử dụng cho người già, phụ nữ sau mãn kinh, người hút thuốc, uống rượu bia nhiều.
  • Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen: SERMs (Raloxifene, Bazedoxifene) có cơ chế hoạt động tương tự như estrogen để bảo vệ xương.
  • Calcitonin: Dạng xịt mũi hoặc tiêm dưới da, dùng để ngăn ngừa tiêu xương
  • Denosumab (Prolia): Đây là một loại thuốc tiêm được sử dụng ngăn ngừa mất xương.
  • Hormone thay thế (như estrogen và progesterone): Sử dụng ở phụ nữ sau mãn kinh để giảm nguy cơ loãng xương. 

Phòng ngừa loãng xương

Có một số cách để giảm nguy cơ loãng xương và bảo vệ sức khỏe của xương:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giàu canxi, vitamin D.
  • Tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
  • Hạn chế uống quá nhiều rượu bia
  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm định kỳ để theo dõi sức khỏe của xương.

Câu hỏi liên quan

Câu 1: Bệnh loãng xương nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Người bị bệnh loãng xương nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản, trứng, rau củ quả, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega 3. Đồng thời hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, giăm bông), thức ăn quá nhiều muối, đường.

Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì
Bệnh nhân loãng xương nên hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

>> Có thể bạn quan tâm: Bị bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

Câu 2: Tác hại của bệnh loãng xương là gì?

Tác hại của bệnh loãng xương là khiến cho xương dễ gãy hơn, ở mức độ nghiệm trọng có thể gây khó khăn đến việc đi lại. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gãy xương hông ở người lớn trên 65 tuổi dẫn đến giảm khả năng vận động và tử vong sớm hơn.

Câu 3: Bệnh loãng xương có chữa được không?

Không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh loãng xương, mà chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng của bệnh và củng cố xương vững chắc để chúng ít bị gãy hơn.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Bán chạy
Bán chạy
Hộp 100 viên

Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật

510.000₫
(8)
Canxi Mason Natural Calcium 600mg + D3 vị cà phê mocha
Hộp 100 viên

Canxi Mason Natural Calcium 600mg + D3 vị cà phê mocha

495.000₫
Henry Blooms OsteoBlast - Bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe
Hộp 60 viên

Henry Blooms OsteoBlast - Bổ sung canxi giúp xương và răng chắc khỏe

370.000₫
Canxi hữu cơ Chela Calcium D3 Olimp Labs giúp hệ xương chắc khỏe
Hộp 30 viên

Canxi hữu cơ Chela Calcium D3 Olimp Labs giúp hệ xương chắc khỏe

280.000₫
Litho Plus Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ
Hộp 30 viên

Litho Plus Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ

330.000₫
Canxi hữu cơ Mexcal MK7 - Giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương
Hộp 30 viên

Canxi hữu cơ Mexcal MK7 - Giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương

265.000₫
Break Ken Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ, vitamin D3 giúp cho xương răng chắc khoẻ
Hộp 30 viên

Break Ken Sanct Bernhard - Bổ sung canxi hữu cơ, vitamin D3 giúp cho xương răng chắc khoẻ

360.000₫
NextG Cal - Canxi hữu cơ cho bà bầu & mẹ sau sinh
Hộp 60 viên

NextG Cal - Canxi hữu cơ cho bà bầu & mẹ sau sinh

330.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng