Hội Chứng Felty: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng Felty là gì?
  • Nguyên nhân hội chứng Felty
  • Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Felty
  • Triệu chứng hội chứng Felty
  • Các phương pháp chẩn đoán hội chứng Felty
  • Các phương pháp điều trị hội chứng Felty
  • Phòng ngừa hội chứng Felty

Hội chứng Felty

- Ngày đăng:28/10/2023
Hội chứng Felty là một bệnh lý hiếm gặp, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy gan, viêm phổi, nhiễm trùng và ung thư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hội chứng Felty, nguyên nhân và cách điều trị.
Mục lục
  • Hội chứng Felty là gì?
  • Nguyên nhân hội chứng Felty
  • Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Felty
  • Triệu chứng hội chứng Felty
  • Các phương pháp chẩn đoán hội chứng Felty
  • Các phương pháp điều trị hội chứng Felty
  • Phòng ngừa hội chứng Felty

Hội chứng Felty là gì?

Hội chứng Felty là một rối loạn hiếm gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện của viêm khớp, giảm số lượng bạch cầu trong máu và tổn thương tế bào gan. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng tái đi tái lại, đặc biệt là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguyên nhân hội chứng Felty

Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân gây lên hội chứng Felty, tuy nhiên một số nghiên cứu lâm sàng cho rằng hội chứng Felty là một rối loạn tự miễn dịch. Xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào bạch cầu trung tính và các tế bào máu khác, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu trong máu. Lách to ở hội chứng Felty là do lách cố gắng lọc các tế bào máu bất thường và các chất lạ ra khỏi máu.

Nguyên nhân hội chứng Felty
Hội chứng Felty có liên quan đến phản ứng tự miễn của cơ thể.

Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng Felty

Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp dai dẳng có nguy cơ mắc hội chứng Felty, phổ biến ở phụ nữ từ 50-60 tuổi. Ngoài ra, bệnh này còn liên quan đến các bệnh lý khác như bệnh thận mãn tính, bệnh gan và bệnh tiểu đường.

Triệu chứng hội chứng Felty

Các triệu chứng của hội chứng Felty chủ yếu liên quan khớp, bạch cầu và lá lách. Các triệu chứng điển hình như:

  • Triệu chứng tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp: Sưng đau, cứng khớp, chủ yếu là các khớp bàn tay, bàn chân và cánh tay.
  • Giảm bạch cầu gây lên tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt. Người bệnh dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng gây lên các tình trạng sốt, sụt cân hoặc mệt mỏi. Nhiễm trùng có thể lặp đi lặp lại, xảy ra chủ yếu trên phổi, đường tiết niệu hoặc máu.
  • Lá lách to có thể gây đau.
  • Thay đổi màu da, xuất hiện các vết loét ở chi dưới, viêm mô mắt, nổi hạch, gan to và một số bất thường khác.
Triệu chứng hội chứng Felty
Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng Felty.

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng Felty

Khám lâm sàng: 

  • Khai thác tiền sử bệnh: có tiền sử viêm khớp dạng thấp hay không, tình trạng nhiễm trùng. 
  • Sự hiện diện của bộ ba triệu chứng điển hình: viêm khớp dạng thấp, bạch cầu thấp và lách to.

Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Xem số lượng bạch cầu có giảm sút.
  • Siêu âm: Tình trạng gan, lách sưng to so với bình thường
  • Chụp X-quang: Phát hiện các tổn thương trên khớp.
  • Cắt lớp vi tính (CT) hoặc cắt lớp từ (MRI): Xác định mức độ tổn thương của các cơ quan bên trong, bao gồm các khớp và các tế bào trong gan, thận.

Các phương pháp điều trị hội chứng Felty

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị. Mục tiêu điều trị hội chứng Felty là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

  • Kiểm soát viêm khớp dạng thấp: Dùng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc liên quan đến hệ miễn dịch phù hợp với mức độ bệnh. Phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp bệnh nghiêm trọng, nhằm phục hồi vận động.
  • Thuốc kích thích tế bào bào bạch cầu: nhằm tăng số lượng tế bào bạch cầu và chống lại nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật cắt lách: giảm tình trạng sưng đau, tăng số lượng tế bào máu, hữu ích đối với bệnh thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và / hoặc nhiễm trùng mãn tính.
  • Điều trị hỗ trợ: Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp, tránh tăng thêm gánh nặng cho khớp.
  • Trường hợp nhiễm trùng tái phát: Người bệnh nên cố gắng tránh bị thương, tiêm phòng cúm hàng năm, tránh tụ tập đông người trong mùa cúm, rửa tay sạch sẽ.

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.

Phòng ngừa hội chứng Felty

Phòng ngừa hội chứng Felty là điều khó bởi nguyên nhân bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý liên quan có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hội chứng Felty.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng