Nhiễm Trùng Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
  • Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Vi khuẩn gây bệnh
  • Các yếu tố nguy cơ
  • Dấu hiệu thường gặp
  • Triệu chứng ở các nhóm đối tượng đặc biệt
  • Điều trị bằng kháng sinh
  • Biện pháp hỗ trợ

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

- Ngày đăng:27/09/2024
Việc phát hiện sớm nhiễm trùng đường tiết niệu là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc tổn thương thận lâu dài. Đặc biệt, ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bệnh lý nền như đái tháo đường, nguy cơ biến chứng càng tăng cao. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu, thăm khám và điều trị đúng cách nhiễm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe.
Mục lục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
  • Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Vi khuẩn gây bệnh
  • Các yếu tố nguy cơ
  • Dấu hiệu thường gặp
  • Triệu chứng ở các nhóm đối tượng đặc biệt
  • Điều trị bằng kháng sinh
  • Biện pháp hỗ trợ

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hay nhiễm trùng đường tiểu là một loại nhiễm trùng xảy ra trong hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu được phân thành hai loại chính: Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới và nhiễm trùng đường tiết niệu trên. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới ảnh hưởng chủ yếu đến niệu đạo và bàng quang, với các triệu chứng điển hình như đau khi tiểu và tiểu buốt. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược dòng lên thận, gây ra viêm bể thận – một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiểu, trong đó Escherichia coli (E. coli) là loại vi khuẩn phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-90% trường hợp. E. coli thường sống trong ruột mà không gây hại, nhưng khi vi khuẩn này di chuyển từ hậu môn vào niệu đạo, chúng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, một số vi khuẩn khác như Proteus, Klebsiella, Staphylococcus saprophyticus cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
E.Coli chiếm phần lớn nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu trúc giải phẫu của niệu đạo. Việc niệu đạo ngắn và gần với hậu môn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Lối sống: Vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng các sản phẩm như băng vệ sinh, xà phòng có hương liệu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào niệu đạo.
  • Bệnh lý nền: Những người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh về thận có nguy cơ cao hơn mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc bất thường trong hoạt động của hệ tiết niệu có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước vi khuẩn.

Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu

Dấu hiệu thường gặp

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác đau rát khi tiểu, hay còn gọi là tiểu buốt. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu và đau nhức khi đi tiểu, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiểu lắt nhắt, tức là tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ đi được một lượng nước tiểu rất ít. Nước tiểu thường có màu đục và đôi khi có mùi hôi. Một số người còn thấy nước tiểu có lẫn máu, biểu hiện này cho thấy vi khuẩn đã gây tổn thương các mô trong hệ tiết niệu.

Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng đến thận, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng như sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau vùng hông lưng.

Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu
Các triệu chứng, dấu hiệu phổ biến liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Triệu chứng ở các nhóm đối tượng đặc biệt

  • Trẻ em: Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể không rõ ràng như người lớn. Trẻ nhỏ có thể gặp các biểu hiện như sốt, khó chịu, chán ăn và có thể khóc nhiều hơn khi đi tiểu. Trẻ lớn hơn có thể mô tả các triệu chứng giống với người lớn, bao gồm tiểu buốt và đau khi tiểu.
  • Người cao tuổi: Ở người cao tuổi, triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường không điển hình và có thể bao gồm sự thay đổi trong hành vi, lú lẫn, mệt mỏi, hoặc thậm chí là rối loạn ý thức. Việc chẩn đoán bệnh ở nhóm đối tượng này có thể khó khăn nếu chỉ dựa trên triệu chứng.
  • Phụ nữ mang thai: Nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ thường gặp do sự thay đổi sinh lý của hệ tiết niệu. Triệu chứng điển hình có thể giống với các triệu chứng thông thường nhưng có thể nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ biến chứng như sinh non hoặc tiền sản giật.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu thường dựa trên các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng cụ thể. Một trong những xét nghiệm phổ biến nhất là phân tích nước tiểu. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định sự hiện diện của vi khuẩn, bạch cầu, nitrit. Mẫu nước tiểu sẽ được gửi đi nuôi cấy để xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu
Que thử chuẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong một số trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đã lan rộng hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao tái phát, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc CT scan. Các kỹ thuật hình ảnh này giúp đánh giá tình trạng của thận và bàng quang, kiểm tra xem có sự hiện diện của sỏi thận, tắc nghẽn hoặc bất kỳ biến chứng nào khác không.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Điều trị bằng kháng sinh

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu dựa trên việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các loại kháng sinh phổ biến như Ciprofloxacin và Amoxicillin thường được kê đơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc phù hợp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ liệu trình kháng sinh được chỉ định. Việc ngưng thuốc quá sớm có thể khiến vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tái phát và kháng kháng sinh. Đây là vấn đề lớn hiện nay, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, nơi việc sử dụng kháng sinh không có kiểm soát khá phổ biến.

Biện pháp hỗ trợ

Ngoài kháng sinh, có nhiều biện pháp hỗ trợ giúp giảm triệu chứng và tăng cường hiệu quả điều trị. Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để giúp làm sạch đường tiết niệu, giúp loại bỏ vi khuẩn thông qua tiểu tiện.

Vệ sinh cá nhân đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Phụ nữ nên lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố quan trọng để phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu. Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Ngoài ra, việc tránh nhịn tiểu cũng rất quan trọng. Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài, điều này có thể làm cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong bàng quang, gây ra nhiễm trùng.

Mặc đồ thoáng mát và tránh mặc quần áo bó sát, đặc biệt là quần lót, có thể giúp vùng kín khô thoáng, giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển. Đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, việc lựa chọn quần áo thoáng khí, thấm hút mồ hôi sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng kín – môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng.

Bên cạnh đó, nên uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì dòng chảy của nước tiểu, từ đó làm sạch hệ tiết niệu và giảm nguy cơ vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm probiotic, nam việt quất vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn gây hại xâm nhập, giảm tái phát.

 Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Niệu Bảo - Lợi tiểu, hỗ trợ giảm tiểu buốt, tiểu rắt
Hộp 20 viên

Niệu Bảo - Lợi tiểu, hỗ trợ giảm tiểu buốt, tiểu rắt

120.000₫
Viên uống Lavima Biotic - Giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, phụ khoa
Hộp 20 viên

Viên uống Lavima Biotic - Giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, phụ khoa

173.000₫
Go Cranberry 60000 Go Healthy - Hỗ trợ giảm tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường niết niệu
Lactobact Intima - Bổ sung lợi khuẩn vùng kín, giảm tái phát viêm, nấm ngứa
Hộp 30 viên

Lactobact Intima - Bổ sung lợi khuẩn vùng kín, giảm tái phát viêm, nấm ngứa

659.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng