Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh để đảm bảo duy trì sức khỏe nuôi con tốt từ trong bụng mẹ thì việc tiêm phòng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, muốn con yêu khỏe mạnh thì mẹ cũng đừng quên tiêm vắc xin cần thiết trước và đang trong lúc mang thai theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Xem nhanh
Vắc xin là gì?
Các loại vắc xin cần phải tiêm trước, trong khi mang thai
Những lưu ý khi tiêm vắc xin
Vắc xin là gì?
Vắc xin được phát minh ra năm 1796 nhờ nhà khoa học Jenner, đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới thoát khỏi các dịch bệnh truyền nhiễm. Nó là một chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để kích thích hệ miễn dịch chủ động đặc hiệu ở cơ thể giúp chống lại các nguồn bệnh.
Các loại vắc xin cần phải tiêm trước, trong khi mang thai
Khi mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ suy yếu kém hoạt động hơn bình thường nên tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và con. Những vắc xin mẹ cần phải tiêm trước khi chuẩn bị mang thai đó là cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não,...
Tiêm vắc xin là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và bé.
Vắc xin MMR (3 trong 1): đây là vắc xin phòng ngừa 3 bệnh nghiêm trọng sởi, quai bị và rubella. Những bệnh này đều rất phổ biến và dễ mắc phải do có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.
Vắc xin thủy đậu: nếu mẹ chưa bị thủy đậu bao giờ thì nên tiêm phòng 1 tháng trước khi mang thai hoặc nếu lúc nhỏ có tiêm cũng nên tiêm thêm liều tăng cường.
Vắc xin ngừa cúm: khi mang thai mẹ cần hạn chế hết mức nguy cơ sử dụng thuốc ngay cả các bệnh cảm cúm thông thường. Những cơn cảm sốt kéo dài nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu trẻ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Mẹ có thể tiêm trước hoặc trong lúc mang thai vì vắc xin này rất an toàn.
Uốn ván: nên tiêm phòng uốn ván trước khi có thai hoặc vào 3 tháng giữa thai kì. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cho mẹ và bé cao, mẹ nhớ theo dõi lịch tiêm chủng dành cho phụ nữ của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
Viêm gan siêu vi B: cả vợ và chồng đều nên làm xét nghiệm huyết thanh học khi đi kiểm tra sức khỏe định kì để biết được mà tiêm phòng viêm gan siêu vi B. Loại virus này có thể dễ dàng lây truyền qua đường tình dục, máu và từ mẹ sang con nên rất khó tránh. Vắc xin có 3 mũi tiêm trong 4 tháng và tiêm trong lúc mang thai.
Viêm gan A: giai đoạn cấp tính của viêm gan A có nguy cơ gây tỉ lệ tử vong cho mẹ cao nên tốt nhất phải tiêm phòng ngừa trước khi mang thai.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung: hiện nay nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất cao, nếu chị em nào chưa hết 26 tuổi nên tiêm phòng ngừa sớm. Nếu tiêm nên cách thời gian mang thai ít nhất 6 tháng vì không thể tiêm khi mang thai được.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin
Khi tiêm vắc xin mẹ phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Có một số phản ứng có thể xảy ra khi tiêm phòng như phản ứng liên quan đến vắc xin, phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng, liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng, sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên hoặc không rõ nguyên nhân. Khi tiêm phòng cần có sự hướng dẫn cụ thể của bệnh viện và thông báo ngay với bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nào.
Đảm bảo cho sức khỏe sinh sản, trẻ sinh ra được hoàn toàn khỏe mạnh mẹ cần phải thực hiện đầy đủ lịch trình tiêm chủng theo khuyến cáo.
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Trong thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội TikTok, việc sử dụng vitamin D3 thuần cho trẻ sơ sinh đang trở thành một chủ đề nổi bật được các mẹ bỉm sữa quan tâm và bàn tán xôn xao. Những câu hỏi như "D3 thuần là gì?", "Trẻ sơ sinh nên dùng D3 thuần hay D3K2?" đặt ra nhiều thắc mắc và cần được giải đáp một cách rõ ràng để hiểu đúng và lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe của bé yêu.
Bị sôi bụng, xì hơi và đi ngoài là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, là bố mẹ khi thấy con gặp vấn đề về sức khỏe thì ai cũng đều lo sốt vó. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ cần biết được nguyên nhân vấn đề này là do đâu rồi từ đó tìm ra giải pháp thích hợp.
Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.
Trước khi bổ sung Omega 369 cho trẻ đúng cách mẹ cần hiểu rõ về chúng đã nhé. Vì khi đã hiểu đúng về chúng thì mẹ mới bổ sung đúng cách cho trẻ được. Mẹ đã biết cách bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ đúng chuẩn chưa? Nếu mẹ chưa biết thì theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Lựa chọn được loại dầu cá tốt nhất cho bé rồi nhưng dùng Omega 3 DHA cho bé đúng chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng Omega 3 cho bé đúng chuẩn để con hấp thu một cách tốt nhất.