
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên - Bệnh viên y học Hà Nội cho biết, dị tật ở vùng kín của bé gái thường ít được quan tâm hơn các bé trai. Dị tật ở vùng kín của bé gái không khó chữa, nhưng có những bệnh nếu không được điều trị hoặc chữa muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và cả khả năng sinh sản và đời sống tình dục của trẻ khi trưởng thành.
Chị N.T.H (Long Biên) chia sẻ:
"Con gái tôi 1.5 tuổi, tôi không bao giờ quan tâm đến vùng kín của con vì bé có thể tự ngồi để đi vệ sinh. Những lần tắm, lau chùi tôi chỉ lau bình thường vì sợ làm tổn thương vùng kín của con. Những lúc thấy bé đi tiểu tôi có thấy nước tiểu của bé chẽ ra thành nhiều tia, không chảy theo một dòng như các bé khác. Lúc đầu tôi không để ý, đến khi cho bé đi học cô giáo thấy bất thường nên nói với tôi.
Lúc đó tôi mới cho bé đi kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bị dính môi bé, đây là dị tật ở bé gái do vệ sinh không đúng cách hoặc đóng bỉm quá lâu viêm dính môi bé. Dị tật này rất khó phát hiện nếu cha mẹ không quan sát kỹ. Tôi cực kỳ sốc với căn bệnh đến từ bỉm này.
Với những trường hợp này, bác sĩ dùng thủ thuật đơn giản, dùng dụng cụ tách hai môi bé ra, và bệnh nhân được về nhà ngay, sau đó chỉ cần bố mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn."
- Suy thận: Bố mẹ lười thay bỉm cho con hoặc tiết kiệm bỉm, không thay ngay khi trẻ đại tiện có thể dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này sẽ tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan trên đường tiểu trên gây đến nhiều biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.
- Hăm, loét, viêm da: Việc để bỉm lâu có thể gây tổn hại sức khỏe và da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy khó chịu mà còn dễ bị hăm. Bạn hình dung việc trẻ đóng bỉm suốt ngày như bị ngâm hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu. Điều này không thể tránh khỏi việc bị lở loét.
- Không kiểm soát được việc đi vệ sinh: Khi trẻ đã nhận biết được thì các mẹ cũng không nên lạm dùng bỉm, vì khi lạm dụng bỉm sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu: nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ để báo cho bố mẹ lúc cần đi. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát hoặc hay bị tè dầm.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Chính vì thế, các mẹ cần cẩn trọng hơn trong việc cho bé sử dụng bỉm nhé! Hãy chăm sóc và nuôi dậy bé một cách an toàn và khỏe mạnh nhé!
Nguồn: Nhà thuốc Phương Chính sưu tầm!
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Trong giai đoạn mang thai, uống sữa hạt có tốt không và nên uống loại sữa hạt nào chắc hẳn là những điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Cùng nhà thuốc uy tín 35 năm tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Hàm lượng canxi cần thiết cho bà bầu thường cao hơn so với người không mang thai, vì canxi là một chất quan trọng giúp xây dựng xương và răng cho thai nhi, đồng thời cũng duy trì sự cân bằng canxi trong cơ thể của mẹ. Vậy hàm lượng canxi cần thiết cho bà bầu là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.