Mẹ Ăn Gì Để Con Không Bị Táo Bón? - Nhà Thuốc Uy Tín 35 Năm
phuongchinh-logo

Mẹ ăn gì để con không bị táo bón?

- Ngày đăng:13/05/2023
Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón đang luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm vì đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ. Gặp phải tình trạng này mẹ ăn gì để sữa mát, con không bị táo tón? Theo dõi nội dung bài viết phía dưới để tìm được câu trả lời mẹ nhé.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
  • Mẹ ăn gì sữa mát, con không bị táo bón?
    • Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để con không bị táo bón
    • Uống nước đầy đủ
    • Mẹ nên ăn sữa chua hàng ngày
  • Một số lưu ý dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón:

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

- Sữa mẹ nóng, mẹ ăn đồ nóng, ít ăn rau xanh, chất xơ

- Mẹ lựa chọn loại sữa công thức không hợp với con. Mẹ nên lựa chọn loại sữa khác cho bé sử dụng và theo dõi

- Mẹ có đang cho con ăn dặm theo đúng độ tuổi phù hợp? 6 tháng là thời điểm lý tưởng để con bắt đầu quá trình ăn dặm. Mẹ cho con ăn sớm hơn so với độ tuổi sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

- Đối với trẻ đã làm quen với ăn dặm, nguyên nhân gây táo bón có thể do thực đơn mẹ chuẩn bị cho con ít chất xơ. Để con tiêu hóa tốt hơn mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ cho con: thêm các loại rau củ quả vào bữa ăn để con tiêu hóa tốt hơn.

- Hệ tiêu hóa của con bị tổn thương

- Trẻ dùng kháng sinh, không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi trong ruột gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.

Mẹ ăn gì sữa mát, con không bị táo bón?

Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để con không bị táo bón

- Các loại rau xanh: Rau xanh được coi là nguồn thực phẩm giàu chất xơ nhất, vì thế mẹ nên bổ sung đều đặn hàng ngày: rau lang, mồng tơi...

- Các loại củ, quả: Một số loại quả tốt cho tiêu hóa mẹ có thể tham khảo: bưởi, cam, đu đủ, thanh long, bơ, khoai lang...

- Các loại hạt nguyên xơ: Mẹ nên ăn các loại hạt nguyên vỏ nhiều xơ như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, gạo lức, mè đen…

Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để con không bị táo bón
Mẹ có thể chế biến rau củ thành salad.

Uống nước đầy đủ

Mẹ nên uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Một phần nước mẹ uống hàng ngày sẽ hòa vào dòng sữa thơm ngon cho con yêu. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng chính cho bé.

Mẹ nên ăn sữa chua hàng ngày

Sữa chua không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn là thực phẩm cải thiện hiệu quả chứng táo bón. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotics cao và cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Do đó, sữa chua không chỉ bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ mà còn cải thiện được hệ tiêu hóa của bé đấy.

Nếu mẹ muốn cân bằng hệ tiêu hóa thì hãy ăn sữa chua mỗi ngày.

Ngoài việc mẹ thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày, mẹ có thể tham khảo một số cách giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ:

Tắm nước ấm cho trẻ

Mẹ thả bé trong một chậu nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị táo bón.

Cảm giác thư giãn sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Vì thế, hàng ngày mẹ đừng quên cho con tắm bằng nước ấm khi con bị táo bón nhé.

Sau khi tắm nước ấm cho bé xong, mẹ đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn. Tuy nhiên, đừng cột tã vào người bé.

Tắm nước ấm cho trẻ để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị táo bón
Tắm nước ấm cho trẻ để giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị táo bón.

- Massage bụng cho trẻ

Sau đó massage bụng theo chiều kim đồng hồ cho bé nhẹ nhàng, mẹ có thể kết hợp massage với dầu dừa cho bé. Sau đó cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải.

Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

Trong thời gian massage cho con mẹ nên đặt một miếng tã giữa hai chân con nhé, để bé không "bậy" ra giường. Vì khi massage cho bé sẽ kích thích việc con đi vệ sinh.

Xem thêm >> Sai lầm "chết người" của các mẹ trong việc mặc bỉm cho con

Một số lưu ý dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón:

- Trong giai đoạn trẻ đang bị táo bón mẹ nên bạn chế đồ ăn giàu đạm

- Thường xuyên massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ để kích thích bé đi cầu dễ hơn

- Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón kèm theo chướng bụng nhiều và ọc sữa, tốt nhất mẹ hãy mang con đi khám tại các sơ sở y tế uy tín.

Mẹ thấy đấy, vấn đề táo bón ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của trẻ. Táo bón lâu ngày khiến trẻ luôn có cảm giác đau đớn, thường xuyên quấy khóc, đau hậu môn kéo dài khiến bé suy giảm sức khỏe.

Thậm chí táo bón còn dễ dẫn đến chảy máu hậu môn, nứt hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, các vết nứt và chảy máu ở hậu môn mà không được chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập, từ đó dễ dàng khiến hậu môn bị nhiễm trùng.

Vì thế, mẹ hãy nhanh chóng cải thiện tình trạng táo bón của con để con thoải mái, dễ chịu hơn nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Đặt tên ở nhà cho bé trai & gái hay, độc lạ, dễ nuôi

Xu hướng đặt tên ở nhà cho bé trai và bé gái đang ngày một phổ biến. Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc này lại khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu vì không biết làm thế nào để đặt tên cho con "chất - độc - lạ" nhưng vẫn ngô nghĩnh, đáng yêu, dễ gọi và dễ nuôi. Dưới đây danh sách tên gọi ấn tượng được Nhà thuốc Phương Chính tổng hợp được, mời cha mẹ cùng tham khảo.

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải bổ sung DHA cho trẻ ngay khi còn nhỏ?

DHA là thành phần không thể thiếu đối với một đứa trẻ, bởi chúng rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của trẻ. DHA cần thiết cho quá trình Myelin hóa tế bào thần kinh, tác động đến màng sináp - bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả hơn.

Sản phẩm liên quan
BioGaia Protectis Baby Drop - Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ
Men vi sinh BioGaia Protectis Baby Drops dành cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Thụy Điển
Thương hiệu:BioGaia
415.000₫
Bột nhuận tràng cho bé Buona PEGinpol 3350
Bột nhuận tràng cho bé Buona PEGinpol 3350
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Buona
255.000₫
Tinh bột hẹ Heta.Q - Hỗ trợ chống táo bón cho trẻ
Tinh bột hẹ Heta.Q - Hỗ trợ chống táo bón cho trẻ
Xuất xứ:Việt Nam
Thương hiệu:Dược Phẩm Santex
250.000₫
Bài viết liên quan
Cách chữa táo bón dân gian cho trẻ sơ sinh

Đối với các ông bố bà mẹ bỉm sữa vấn đề táo bón ở trẻ dường như đã trở thành "chuyện thường ngày" rồi phải không? Vì bố mẹ biết giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ có thể thường xuyên bị táo bón và điều này làm các bậc cha mẹ rất lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ mách cho bố mẹ bỉm sữa cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, an toàn, hiệu quả, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, con ăn uống hấp thu tốt hơn.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng