Cách Chữa Táo Bón Dân Gian Cho Trẻ Sơ Sinh
phuongchinh-logo

Cách chữa táo bón dân gian cho trẻ sơ sinh

- Ngày đăng:13/05/2023
Đối với các ông bố bà mẹ bỉm sữa vấn đề táo bón ở trẻ dường như đã trở thành "chuyện thường ngày" rồi phải không? Vì bố mẹ biết giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ có thể thường xuyên bị táo bón và điều này làm các bậc cha mẹ rất lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ mách cho bố mẹ bỉm sữa cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh, an toàn, hiệu quả, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định, con ăn uống hấp thu tốt hơn.

Xem nhanh

  • Táo bón là gì?
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
    • Mật ong bôi hậu môn
    • Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn
    • Massage bụng cho trẻ hàng ngày
    • Ngâm nước ấm
    • Trị táo bón cho trẻ bằng lá diếp cá

Táo bón là gì?

Đầu tiên chúng ta hiểu táo bón là gì. Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và khoảng cách giữa các lần đi dài hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ thiếu chất xơ...

Táo bón khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa diễn ra chậm, chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày sẽ gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như nứt hậu môn, trĩ và một số vấn đề khác…

Táo bón sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc
Táo bón sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Việc dựa vào tần suất số lần bé đi tiêu trong một ngày hoặc trong một tuần cũng không hoàn toàn định nghĩa được táo bón. Nếu bé đi phân dẻo, dễ ra và khoảng 4 đến 5 ngày đi 1 lần thì không có gì đáng lo.

Mẹ cũng lưu ý thêm, nếu bé đi tiêu khó khăn, phân cứng, có máu hoặc màu đen, bé thấy khó chịu hoặc không đi tiêu trong 5 đến 10 ngày thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.

>>> Trẻ bị táo bón nên bổ sung gì?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Dưới đây mà một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón:

- Bé gặp khó khăn gì khi đi tiêu hay không?

- Có máu trong phân của bé hay không?

- Bé có đi vệ sinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường so với các bé cùng độ tuổi không?

- Bé đi vệ sinh trong 10 phút hoặc lâu hơn trước khi bỏ cuộc không?

- Phân của bé có khô và cứng không?

- Bé có phải cong lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố gắng đi tiêu không?

- Nếu đa phần các câu trả lời là “có”, nguy cơ cao là bé đã bị táo bón. Bạn hãy đưa con đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị táo bón đúng cách. Ngoài ra, bạn hãy thay đổi chế độ ăn cho trẻ và massage cho trẻ bị táo bón để trẻ có thể đi tiêu dễ dàng hơn.

Mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Mật ong bôi hậu môn

Với mẹo trị táo bón cho trẻ bằng mật ong, mẹ có thể áp dụng ngay cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi. Mật ong có tính nóng, khi bôi vào hậu môn của trẻ sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, từ đó giúp bé đẩy phân ra dễ dàng hơn. Hơn nữa, trong mật ong có chất nhờn sẽ giúp bé đại tiện dễ dàng hơn, không gây đau rát.

Mẹ hãy lấy một ít mật ong rừng nguyên chất hòa với chút xíu nước ấm, sau đó dùng tăm bông thấm vào mật ong rồi ngoáy đều cả bên ngoài và bên trong hậu môn (sâu trong hậu môn khoảng 1cm). Chỉ sau khoảng 10 phút, trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.

Mật ong bôi hậu môn
Mật ong có chất nhờn sẽ giúp bé đại tiện dễ dàng hơn.

Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn

Mồng tơi có nhiều chất nhờn sẽ giúp tạo độ trơn, kích thích hậu môn để giúp trẻ đi “ị” dễ hơn. Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng dân gian này được rất nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng và khá thành công.

Mẹ hãy lấy một cọng mồng tơi tươi xanh và non, rửa sạch, tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đưa và hậu môn và ngoáy khoảng 3 - 4 lần.

Massage bụng cho trẻ hàng ngày

Massage bụng cho trẻ hàng ngày
Để phòng ngừa và trị táo bón cho trẻ, mẹ đừng bỏ qua việc massage bụng mỗi ngày cho trẻ.

Với cách làm này, mẹ cần thực hiện sau khi trẻ ăn ít nhất 1 giờ. Đặt bé nằm ngửa trên bề mặt phẳng có trải một chiếc khăn mềm với bàn chân hướng về phía mẹ. Mỗi ngày chỉ cần 2-3 lần, mỗi lần 3-5 phút, mẹ massage đều, nhẹ nhàng quanh vùng rốn cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, trẻ sẽ dễ dàng đại tiện hơn rất nhiều.

Ngâm nước ấm

Cho trẻ ngâm hậu môn vào nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn, nhờ đó trẻ sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Khi trẻ chớm có triệu chứng táo bón, mẹ hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, cho trẻ tắm, ngâm mông trong nước ấm 5-10 phút mỗi ngày.

Hoặc mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn xô, nhúng qua nước nóng rồi vắt khô chờ đến nhiệt độ hợp lý thì áp trực tiếp khăn vào hậu môn của trẻ, giữ trong khoảng 30 giây đến 1 phút.

Trị táo bón cho trẻ bằng lá diếp cá

Mỗi lần mẹ lấy khoảng 15 – 20 lá diếp cá tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo nước rồi giã nhỏ. Tiếp đó, mẹ cho thêm một ít nước sôi vào rồi chiết lấy phần nước, để nguội cho bé uống ngày 2 lần. Sau 2 – 3 ngày cho bé dùng lá diếp cá, bé sẽ giảm hẳn tình trạng táo bón.

Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, mẹ nên làm mẹ uống và cho con bú, với liều lượng gấp đôi.

Trên đây là những cách chữa táo bón dân gian cho trẻ sơ sinh, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình.

>>> Top 10 thực phẩm có nhiều chất xơ nhất

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Dầu cá cho bé trí nhớ kém loại nào tốt?

Thời gian gần đây việc học của con sa sút, cô giáo phê bình con không nhớ bài. Mẹ lo lắng không biết làm thế nào để giúp con ghi nhớ tốt hơn, và mẹ tìm hiểu được biết dầu cá Omega 3 DHA rất tốt cho bé trí nhớ kém nhưng chưa biết dùng loại nào tốt? Vậy thì cùng tìm hiểu và lựa chọn loại Dầu cá tốt nhất cho bé mẹ nhé.

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Việc bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ chia sẻ với các mẹ về vấn đề bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để mẹ khỏe, con đạt cân chuẩn trong suốt thai kỳ.

5 cách tính tuổi thai chính xác nhất

Tính tuổi thai chính xác giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và bé yêu được tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng nắm rõ được cách tính thai này, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Vậy tuổi thai được tính theo cách nào?

Sản phẩm liên quan
BioGaia Protectis Baby Drop - Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ
Men vi sinh BioGaia Protectis Baby Drops dành cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Thụy Điển
Thương hiệu:BioGaia
415.000₫
Pediakid Colicillus BeBe - Bổ sung lợi khuẩn cho bé
Pediakid Colicillus BeBe - Men vi sinh nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
349.000₫
437.000₫
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin d3 vào lúc nào trong ngày thì tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại vitamin D cho trẻ sơ sinh, vậy loại vitamin D nào là tốt nhất và sử dụng vitamin D cho trẻ vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên, cùng tham khảo để biết được đáp án ngay mẹ nhé.

Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm ti giả không?

Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!

Có nên đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh không?

Xưa nay, các mẹ vẫn truyền tai nhau rằng việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp giữ ấm vùng thóp cho trẻ, giúp tránh “gió máy” ngấm qua thóp làm trẻ bị cảm, cúm. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là một nhận định hoàn toàn sai. Vậy thực hư của việc làm này là như thế nào và việc đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh có thật sự nên hay không? Câu trả lời có ngay trong bài viết bên dưới, mời các mẹ cùng tham khảo để tìm ra đáp án tốt nhất cho mình để giúp cho quá trình chăm sóc con trở nên tốt hơn.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi khi bú có phải là điều đáng lo?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi bú mẹ là hiện tượng rất nhiều người mẹ lo lắng, vì không biết, con đổ mồ hôi nhiều như thế có bị sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Có làm con khó chịu không? Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp những thắc mắc, những lo âu đó của các mẹ. Các mẹ cùng theo dõi nhé.

Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh: Lời khuyên tắm nắng có còn đúng?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa và thức ăn. Thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ bị còi xương, thấp còi và những nguy cơ phát triển bệnh mãn tính trong giai đoạn sau. Vấn đề quan tâm của WHO gần đây là làm sao đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ-nhóm nguy cơ thiếu hụt. Đây là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bổ sung vitamin D cho trẻ.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng