Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa và thức ăn. Thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ bị còi xương, thấp còi và những nguy cơ phát triển bệnh mãn tính trong giai đoạn sau. Vấn đề quan tâm của WHO gần đây là làm sao đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ-nhóm nguy cơ thiếu hụt. Đây là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bổ sung vitamin D cho trẻ.
Xem nhanh
1. Lời khuyên tắm nắng đã thay đổi
2. Độ tuổi có thể bổ sung vitamin D
3. Bổ sung vitamin D bằng cách nào là an toàn và tăng hấp thu tốt?
4. Liều bổ sung vitamin D
1. Lời khuyên tắm nắng đã thay đổi
Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để nhận vitamin D gần đây đã được thay đổi và không còn khuyến khích cho nhóm trẻ này vì 2 lí do:
a. Da của nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh và rất nhạy cảm với các tác động của tia UV. Thời điểm tắm nắng phù hợp để da trẻ tổng hợp Vitamin D là trùng với thời điểm có nhiều tia UV. Do đó, trẻ rất dễ bị tổn hại bởi tia UV.
b. Khí hậu và môi trường bắt đầu thay đổi do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường so với thời điểm 10 năm trước đây. Những lo ngại của các nhà sức khỏe về mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tia nắng và khả năng hấp thụ. Hơn nữa, có những báo cáo liên quan giữa việc tắm nắng và viêm hô hấp ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Báo cáo của WHO đầu tháng 2/2019 đã cân nhắc và đưa ra lời khuyênvitamin D cho nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi: Nhóm trẻ này có những nguy cơ cao ảnh hưởng bởi tia UV khi tắm nắng, mặt khác, các bé chưa phát triển hành vi ăn uống đầy đủ, nên thành phần thức ăn chứa đủ vitamin D là khó đạt được. Các rào cản này đã làm nhóm này trở nên dễ thiếu hụt vitamin D. Bằng chứng hiện tại cho thấy việc bổ sung vitamin D từ thực phẩm bổ sung là cách hiệu quả và an toàn nhất.
Nguồn thực phẩm bổ sung Vitamin D cho trẻ.
2. Độ tuổi có thể bổ sung vitamin D
Hiện tại, nhóm trẻ sinh khỏe mạnh có thể bổ sung từ 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhóm trẻ sinh non có thể bổ sung từ lúc mới sinh. Việc duy trì bổ sung vitamin D là cần thiết bổ sung trong năm đầu đời. Mức độ bổ sung cho 3 năm kế tiếp (1-3 tuổi) là quan trọng nếu trẻ nằm ở nguy cơ cao như ít vận động ngoài trời, sống trong môi trường ô nhiễm và khí hậu ảnh hưởng khá lớn hoặc chế độ ăn của trẻ không ổn định, ít các thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên như nấm, cá, trứng.
3. Bổ sung vitamin D bằng cách nào là an toàn và tăng hấp thu tốt?
Với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 5 tuổi, bổ sung bằng đường miệng là được khuyên cho nhóm trẻ này. Các bổ sung bằng đường khác đường miệng là không được khuyên, trừ khi có lời khuyên trực tiếp từ chuyên gia.
Khi bổ sung đường miệng, tránh bổ sung vitamin D dạng viên nang, chỉ dạng lỏng là được khuyên cho nhóm trẻ nhỏ. Trong những năm gần đây, theo nghiên cứu của TS. Todd, ĐH Ulster, Anh, một số vitamin D dạng lỏng bổ sung trực tiếp vào miệng cho thấy lợi ích trong gia tăng hấp thụ vitamin D, cũng như sự tiện lợi trong khi sử dụng và sự thích thú hợp tác của trẻ.
Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng đường uống.
Niêm mạc miệng đặc biệt là vùng dưới lưỡi với vô số mao mạch nằm ngay lớp dưới màng đáy của tế bào biểu mô nên vitamin D được hấp thu thẳng vào vòng tuần hoàn mà không chịu tác dụng của dịch tiêu hóa và được vận chuyển đến gan để bắt đầu bước chuyển hóa dạng chức năng sau đó.
4. Liều bổ sung vitamin D
Theo hướng dẫn, liều dự phòng vitamin D là liều duy trì cho trẻ không thiếu hụt vitamin D, và không gây dư thừa.
Độ tuổi 0- 4 tuổi: Liều dự phòng là 300-400IU/ngày dành cho các bé bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức kết hợp dưới 500mL/ngày.
Riêng trẻ bú sữa công thức (có chứa vitamin D trong thành phần) hoàn toàn và lượng bú trên 500mL/ngày thì không cần bổ sung vitamin D hằng ngày.
Bác sĩ Anh Nguyễn
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Bà bầu cần kiêng gì trong ba tháng đầu? Bà bầu cần uống vitamin gì trong 3 tháng đầu... Đây là những câu hỏi mà có lẽ người bước vào giai đoạn làm mẹ nào cũng quan tâm và muốn biết rõ thông tin. Vì ai cũng mong muốn bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện, phòng tránh dị tật xấu. Để các mẹ có được câu trả lời chi tiết nhất, hôm nay nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ: Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Các mẹ cùng theo dõi nhé.
Bước sang giai đoạn ăn dặm trẻ, lúc này ngoài sữa, tinh bột, protein, đạm... mẹ đừng quên bổ sung DHA cho trẻ. Vì lúc này trẻ cần được bổ sung đầy đủ các vi chất quan trọng để hỗ trợ cho quá trình thúc đẩy não bộ phát triển toàn diện, tăng khả năng nhận thức và chỉ số IQ cho trẻ.
Việc bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ chia sẻ với các mẹ về vấn đề bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để mẹ khỏe, con đạt cân chuẩn trong suốt thai kỳ.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại vitamin D cho trẻ sơ sinh, vậy loại vitamin D nào là tốt nhất và sử dụng vitamin D cho trẻ vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên, cùng tham khảo để biết được đáp án ngay mẹ nhé.
Không còn xa lạ gì, dường như chúng ta đều biết Vitamin D có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên liệu đó có phải là tất cả những gì mà vitamin D mang lại cho cơ thể? Thực tế, loại vitamin này vẫn còn một số lợi ích khác có thể bạn chưa biết. Mời bạn cùng nhà thuốc Phương Chính tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.