Như chúng ta thấy, mỗi một đứa trẻ có một thái độ đối với việc học hành khác nhau, đứa thì không cần bố mẹ nhắc nhở cũng tự giác học hỏi, có trí phấn đấu, đứa thì thờ ơ, làm được đến đâu hay đến đó. Và dù đứa trẻ nào, nếu có được tác động tích cực và sự truyền cảm hứng từ bố mẹ cũng sẽ trở thành những đứa trẻ ham học tập thông qua những cách dưới đây. Bố mẹ cùng tham khảo và lấy kinh nghiệm áp dụng cho bé nhà mình nhé.
Xem nhanh
Bí quyết giúp trẻ ham học ngay từ nhỏ
1. Học cùng con
2. Cho trẻ thấy việc học được đánh giá cao
3. Giúp phát triển động lực bên trong của trẻ
4. Tạo một không gian học tập để trẻ có cảm giác thích thú
5. Lựa chọn bàn học thích hợp cho trẻ
4 nguyên tắc rèn trẻ ham học
Bí quyết giúp trẻ ham học ngay từ nhỏ
1. Học cùng con
Bố mẹ đừng nghĩ con học ở trường là đủ, có rất nhiều thứ trẻ cần học tập và tiếp thu ở nhiều nơi. Ngoài trường lớp, bố mẹ hãy là người đồng hành cùng con, hãy vừa là giáo viên, vừa là bạn học của con. Mẹ có thể dành nhiều thời gian cùng con trong bếp để học cách chế biến món ăn. Hay bố có thể cùng con sửa chữa những thứ đơn giản trong nhà.
Quan trọng là hãy làm việc cùng con, cùng con chăm sóc cây trong vườn, cùng con thực hiện các trò chơi ghép hình, cùng con lên kế hoạch cho chuyến du lịch cùng gia đình. Hãy để con bạn càng tham gia nhiều hoạt động và sử dụng nhiều giác quan càng tốt.
Trong quá trình tham gia các hoạt động cùng con, bố mẹ hãy khéo léo xen vào những cơ hội để có thể dạy cho con bạn những điều gì đó cho dù là về thể thao, máy móc, thời trang... Đây là một trong những cách học tập phù hợp tốt nhất cho trẻ. Nếu có thời gian rảnh, hãy cùng con đến tham quan những di tích lịch sử, những viện bảo tàng, vì kết thúc mỗi chuyến đi con sẽ có cả một kho tàng kiến thức cho trẻ, kích thích sự ham học, ham tìm tòi của trẻ.
Bố mẹ cùng con học tập, tìm tòi cái mới.
2. Cho trẻ thấy việc học được đánh giá cao
Hãy sớm cho trẻ biết rằng bố mẹ rất kỳ vọng về việc chúng đi học nghiêm túc và việc học của chúng được coi là ưu tiên hàng đầu. Khi chính bố mẹ thường xuyên và có chủ đích tìm hiểu và học hỏi một điều gì đó mới dù bằng cách đến lớp hay tự học thì đó cũng là cách để bạn xây dựng mô hình học tập suốt đời cho mình và con. Thông qua việc làm gương, bạn sẽ cho con thấy được rằng bạn đang đánh giá rất cao giá trị của việc học hành.
3. Giúp phát triển động lực bên trong của trẻ
Bố mẹ biết không? Một trong những lý do khiến nhiều trẻ em thờ ơ với việc học là do chúng chưa nhìn thấy có sự liên quan nào giữa việc học ở trường với cuộc sống của chúng ở hiện tại hay tương lai. Vì thế, để trẻ có đam mê với học tập, bất cứ lúc nào bố mẹ hãy liên kết giữa việc học hành với những sở thích cá nhân của trẻ: mục tiêu trong tương lai, công nghệ....
Bất cứ lúc nào trẻ thể hiện sự quan tâm đến nghề nghiệp, bố mẹ hãy đặt ra cho trẻ những câu hỏi về các kỹ năng và kiến thức mà trẻ cần phải biết để làm được công việc đó hay trường đại học hay cao đẳng nào mà trẻ có thể vào để sau này tìm được một công việc như mong muốn. Điều này vô hình sẽ giúp trẻ nhận ra lý do và có động lực học tập hơn.
4. Tạo một không gian học tập để trẻ có cảm giác thích thú
Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:
Một góc học tập yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa, không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Và điều quan trọng là ánh sáng phù hợp, để con không bị lóa mắt, mỏi mắt.
Nếu bố mẹ học cùng con, thì không nên làm việc riêng, hãy tập trung trong khoảng thời gian học cùng con để con không bị mất tập trung.
Tạo sự thoải mái, vui vẻ, không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học, đặc biệt không la lắng các sai phạm của trẻ trước giờ học.
Không gian phù hợp tạo điều kiện cho trẻ học tập hiệu quả.
5. Lựa chọn bàn học thích hợp cho trẻ
Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc gò bó, khó chịu. Trên bàn học được trang bị đầy đủ dụng cụ, tránh việc trẻ đang học dở phải đi tìm dụng cụ học. Hãy để con tập trung vào việc học tập để con không bị những việc xung quanh làm mất tập trung.
4 nguyên tắc rèn trẻ ham học
1. Học đi đôi với hành
2. Trở thành tấm gương cho con
3. Không đặt kỳ vọng quá cao
4. Dành thời gian buổi tối để học
Đó là 4 quy tắc bố mẹ cần tuân thủ khi rèn luyện con học tập. Điều quan trọng hãy là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo và học tập bố mẹ nhé.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bố mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc tạo động lực cho con trong vấn đề học hành. Khi trẻ được kích thích phát triển ngay từ nhỏ, trẻ sẽ ngày càng hào hứng và đam mê học tập hơn. Chúc bố mẹ thành công!
Sữa chua là nguồn thực phẩm giàu canxi, protein, probiotic tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, tuy nhiên không phải loại sữa chua nào cũng phù hợp để sử dụng cho bà bầu. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những loại sữa chua tốt cho bà bầu và một số vấn đề liên quan khác.
Thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ bị cúm. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ đang bị cúm và có cách điều trị thích hợp? Mẹ cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé. Nhiều mẹ rất hay nhầm lẫn giữa việc trẻ bị cảm cúm và trẻ bị cảm lạnh. Vì biểu hiện của 2 bệnh này rất dễ bị nhầm. Nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn phân biệt đâu là biểu hiện bé bị cảm cúm và đâu là cảm lạnh.
Thông thường các mẹ hay chủ quan trong việc đóng bỉm cho con. Các mẹ cứ nghĩ cứ đóng vào đó cho con nhưng lại không nghĩ đến việc nếu đóng bỉm sai cách sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón làm không ít bố mẹ lo lắng, vì táo bón ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Táo bón làm trẻ khó chịu, quấy khóc, lười ăn, chậm phát triển. Vậy phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.
Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.
Mẹ đã biết DHA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vậy mẹ đã biết nên cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là đạt hiệu quả tốt nhất chưa? Câu trả lời sẽ có trong nội dung dưới đây.
Đối với những chị em phụ nữ lần đầu nuôi con thì các câu hỏi tương tự như có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, bắt đầu từ khi nào sau khi sinh thì có thể tắm cho trẻ và tắm lúc mấy giờ là những câu hỏi có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Vậy cụ thể đáp án của những câu hỏi này là gì mời bạn tham khảo bài viết "Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày không, lúc mấy giờ, khi nào" được trình này dưới đây.
Trước khi bổ sung Omega 369 cho trẻ đúng cách mẹ cần hiểu rõ về chúng đã nhé. Vì khi đã hiểu đúng về chúng thì mẹ mới bổ sung đúng cách cho trẻ được. Mẹ đã biết cách bổ sung Omega 3 6 9 cho trẻ đúng chuẩn chưa? Nếu mẹ chưa biết thì theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Lựa chọn được loại dầu cá tốt nhất cho bé rồi nhưng dùng Omega 3 DHA cho bé đúng chuẩn thì không phải mẹ nào cũng biết. Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để biết cách dùng Omega 3 cho bé đúng chuẩn để con hấp thu một cách tốt nhất.