Sai Lầm "Chết Người" Của Các Mẹ Trong Việc Mặc Bỉm Cho Con
phuongchinh-logo

Sai lầm "chết người" của các mẹ trong việc mặc bỉm cho con

- Ngày đăng:13/05/2023
Thông thường các mẹ hay chủ quan trong việc đóng bỉm cho con. Các mẹ cứ nghĩ cứ đóng vào đó cho con nhưng lại không nghĩ đến việc nếu đóng bỉm sai cách sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé.

Xem nhanh

  • Thói quen do đóng bỉm
  • Những bệnh thường gặp khi cho con đóng bỉm quá lâu

Thói quen do đóng bỉm

Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên - Bệnh viên y học Hà Nội cho biết, dị tật ở vùng kín của bé gái thường ít được quan tâm hơn các bé trai. Dị tật ở vùng kín của bé gái không khó chữa, nhưng có những bệnh nếu không được điều trị hoặc chữa muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và cả khả năng sinh sản và đời sống tình dục của trẻ khi trưởng thành.

Chị N.T.H (Long Biên) chia sẻ:

"Con gái tôi 1.5 tuổi, tôi không bao giờ quan tâm đến vùng kín của con vì bé có thể tự ngồi để đi vệ sinh. Những lần tắm, lau chùi tôi chỉ lau bình thường vì sợ làm tổn thương vùng kín của con. Những lúc thấy bé đi tiểu tôi có thấy nước tiểu của bé chẽ ra thành nhiều tia, không chảy theo một dòng như các bé khác. Lúc đầu tôi không để ý, đến khi cho bé đi học cô giáo thấy bất thường nên nói với tôi.

Lúc đó tôi mới cho bé đi kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bị dính môi bé, đây là dị tật ở bé gái do vệ sinh không đúng cách hoặc đóng bỉm quá lâu viêm dính môi bé. Dị tật này rất khó phát hiện nếu cha mẹ không quan sát kỹ. Tôi cực kỳ sốc với căn bệnh đến từ bỉm này.

Với những trường hợp này, bác sĩ dùng thủ thuật đơn giản, dùng dụng cụ tách hai môi bé ra, và bệnh nhân được về nhà ngay, sau đó chỉ cần bố mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn."

Những bệnh thường gặp khi cho con đóng bỉm quá lâu

- Suy thận: Bố mẹ lười thay bỉm cho con hoặc tiết kiệm bỉm, không thay ngay khi trẻ đại tiện có thể dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này sẽ tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan trên đường tiểu trên gây đến nhiều biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.

- Hăm, loét, viêm da: Việc để bỉm lâu có thể gây tổn hại sức khỏe và da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy khó chịu mà còn dễ bị hăm. Bạn hình dung việc trẻ đóng bỉm suốt ngày như bị ngâm hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu. Điều này không thể tránh khỏi việc bị lở loét.

- Không kiểm soát được việc đi vệ sinh: Khi trẻ đã nhận biết được thì các mẹ cũng không nên lạm dùng bỉm, vì khi lạm dụng bỉm sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu: nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ để báo cho bố mẹ lúc cần đi. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát hoặc hay bị tè dầm.  

- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Chính vì thế, các mẹ cần cẩn trọng hơn trong việc cho bé sử dụng bỉm nhé! Hãy chăm sóc và nuôi dậy bé một cách an toàn và khỏe mạnh nhé!

Nguồn: Nhà thuốc Phương Chính sưu tầm!

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
5 mẹo giúp bé giảm đau bụng Colic (khóc dạ đề) hiệu quả

Đau bụng colic hay khóc dạ đề là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi, có thể kéo dài hơn. Trẻ thường có biểu hiện khóc đỏ mặt, tía tai, gồng cứng, vặn vẹo, co chân, ưỡn người, nắm tay siết chặt, thường vào chiều tối hoặc đêm. Để giảm đau bụng Colic hiệu quả, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo mà nhà thuốc đã tổng hợp bên dưới đây.

Muốn con yêu khỏe mạnh, mẹ đừng quên tiêm những vắc xin này

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, luyện tập thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh để đảm bảo duy trì sức khỏe nuôi con tốt từ trong bụng mẹ thì việc tiêm phòng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, muốn con yêu khỏe mạnh thì mẹ cũng đừng quên tiêm vắc xin cần thiết trước và đang trong lúc mang thai theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.

Bài viết liên quan
Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Như chúng ta đã biết, thời điểm giao mùa trẻ rất dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp, trẻ em có thể mắc bệnh này rất nhiều lần. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này là điều mà các bà mẹ đang tìm kiếm, vì ai cũng mong muốn con mình luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm đau tối đa.

Có nên cho trẻ ăn thạch rau câu? - Lời giải đáp từ bác sĩ Nhi khoa

Thời gian gần đây đã có không ít các trường hợp trẻ gặp sự cố khi ăn thạch rau câu? Vậy để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bố mẹ có nên tiếp tục cho trẻ ăn thạch rau câu hay là nghiêm cấm trẻ ăn thạch? Sau những trường hợp đó để đảm bảo đến "tính mạng" của trẻ cùng xem các bác sĩ khuyên phụ huynh điều gì?

Trẻ bị cảm cúm - Biểu hiện và cách điều trị

Thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ bị cúm. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ đang bị cúm và có cách điều trị thích hợp? Mẹ cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé. Nhiều mẹ rất hay nhầm lẫn giữa việc trẻ bị cảm cúm và trẻ bị cảm lạnh. Vì biểu hiện của 2 bệnh này rất dễ bị nhầm. Nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn phân biệt đâu là biểu hiện bé bị cảm cúm và đâu là cảm lạnh.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng