Trẻ bị cảm cúm - Biểu hiện và cách điều trị
Xem nhanh
- Biểu hiện của trẻ bị cảm cúm và bị cảm lạnh
- Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
- Chữa cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian
- Lá kinh giới
- Nước chanh mật ong chữa cảm cúm
- Nước gừng nóng
- Khi nào mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ?
- Cách phòng ngừa cúm cho trẻ
Biểu hiện của trẻ bị cảm cúm và bị cảm lạnh
Cảm cúm là bệnh lây truyền có biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong. Đôi khi bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh
Triệu chứng | Cảm lạnh | Cảm cúm |
Sốt | Ít gặp | Sốt cao |
Đau đầu | Hiếm gặp | Thường gặp |
Thời gian bệnh | Nhẹ, một vài ngày | Nhiều, có thể 3 tuần |
Cơ thể mệt mỏi nhiều | Ít gặp | Thường gặp |
Tắc mũi | Thường gặp | Thường gặp |
Hắt hơi | Thường gặp | Thường gặp |
Chảy mũi | Thường gặp | Đôi khi |
Đau họng | Thường gặp | Thường gặp |
Ho/đau ngực | Nhẹ | Trung bình - nặng |
Chữa cảm cúm cho trẻ bằng bài thuốc dân gian
Lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, kinh giới (tía tô) có tính ẩm, vị cay, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió và cảm lạnh rất tốt.
Với trẻ nhỏ, mẹ có thể giã nát lá kinh giới và lá tía tô rồi đem trộn với một ít đường phèn hoặc mật ong rồi hấp nóng cho bé uống. Tinh dầu của kinh giới sẽ giúp bé thông mũi, dịu họng và đặc biệt giảm các triệu chứng cảm cúm rất nhanh.
Nước chanh mật ong chữa cảm cúm
Từ lâu chanh và mật ong đã trở thành bài thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả được nhiều bà mẹ thường áp dụng thực hiện cho con mình
Chanh và mật ong là nguyên liệu được rất nhiều mẹ áp dụng để chữa cảm cúm cho trẻ. Cách làm rất đơn giản, mẹ nào chưa biết có thể tham khảo:
Đun sôi một ít nước sau đó cho nước cốt chanh vào và tiếp tục đun nhỏ lửa sau đó cho 1-2 thìa cafe mật ong vào hòa tan là có thể dùng được. Mật ong có tác dụng giảm đau họng, nước chanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chữa cảm cúm hiệu quả. Với hỗn hợp này mẹ có thể cho bé dùng mỗi sáng để phòng cúm rất tốt.
Mẹ lưu ý, tùy vào độ tuổi của bé mẹ cho bé sử dụng lượng thích hợp nhé. Với mật ong bé trên 1 tuổi mẹ hãy cho bé sử dụng.
Nước gừng nóng
Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, chống lạnh, hồi dương, thông lách. Có thể dùng gừng để chữa chân tay lạnh, đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, cảm lạnh, ho… Với trẻ nhỏ, thay vì sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh liều cao, các mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi để chữa cảm cúm cho trẻ khi giao mùa.
Trước hết các mẹ thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho nước vào đun sôi, thêm đường hoặc mật ong và cho bé uống khi còn nóng. Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống 2 – 3 lần hay mỗi lần trẻ có triệu chứng cảm cúm cũng có thể sử dụng được. Khả năng làm ấm cơ thể của gừng sẽ làm dịu các cơn ho, cảm cúm tức thì.
Khi nào mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ?
Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị sốt và đi kèm với các triệu chứng sau:
- Trẻ nôn mửa
- Không uống được chất lỏng
- Khó thở
- Đau đầu nghiêm trọng
- Trẻ buồn ngủ và xanh xao
Ngoài ra, con phải được đến phòng cấp cứu khi:
- Trẻ không thể đi được
- Môi trẻ chuyển sang màu xanh
- Trẻ bị choáng váng, xây xẩm
- Trẻ bị tai biến
- Cổ trẻ bị cứng
Thời gian trẻ bị ốm, mẹ cần theo dõi trẻ 24/24, nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế kiểm tra.
Cách phòng ngừa cúm cho trẻ
Mẹ tham khảo một số cách phòng cúm cho trẻ dưới đây:
- Tiêm vắc xin cúm đầy đủ cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trước khi tiêm, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
- Tập cho trẻ các thói quen giữ vệ sinh cá nhân để tránh virus lây lan. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
- Đừng để trẻ dùng chung bình nước, hộp đựng thức ăn với những bạn khác dù không bị cúm.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Để giúp con hạn chế ốm vặt, đặc biệt là cúm, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có sức đề kháng tốt, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ốm vặt. Truy cập thường xuyên vào https://nhathuocphuongchinh.com/blogs/goc-suc-khoe để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe nhé!