
Tuổi dậy thì là giai đoạn giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Do đó, ngoài ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bạn cần kết hợp với các bài tập thể dục để giúp tăng chiều cao một cách “ngoạn mục”.
Sự thay đổi nội tiết tố và tăng cân là 2 vấn đề thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, làm cho cơ thể đề kháng insulin. Khi đó đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ).
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân có thể khiến thai phụ bị tiểu đường thai kỳ như:
Hầu hết ĐTĐ thai kỳ không có biểu hiện rõ ràng, thai phụ có thể không biết mình bị ĐTĐ cho đến khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Tuy nhiên, bà bầu có thể dựa vừa một số triệu chứng bất thường sau để đặt ra nghi vấn liệu mình có bị tiểu đường hay không, từ đó đến khám bệnh kịp thời:
Để xác định chính xác chỉ số tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể dựa vào 2 lần xét nghiệm, gồm:
Vào lần thử đường huyết đầu tiên mẹ bầu sẽ được chỉ định để bụng rỗng để kiểm tra chỉ số, kết quả cho ra như sau:
Nếu đường huyết lúc đói <5.1mmol/l thì sẽ phải đợi đến tuần thai 24-28 làm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Đường huyết <5.1mmol/l thì mẹ bầu sẽ tiến hành xét nghiệm tiểu đường vào giai đoạn này bằng cách đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75g trong vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.
Kết quả cho ra như sau:
Thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
Ngoài ra, một số đối tượng sau cũng có khả năng bị ĐTĐ thai kỳ:
Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát chặt chẽ bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Ngược lại, sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cho mẹ bầu và thai nhi nếu mẹ lơ là trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe.
Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ:
Đối với mẹ: Tăng huyết áp, tiền sản giật, sẩy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh non, đa ối, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thật sự sau này, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo.
Đối với con: Thai to, chậm phát triển trong tử cung, suy hô hấp cấp chu sinh, tử vong chu sinh, dị tật sơ sinh, tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh, hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng bilirubin máu gây vàng da sơ sinh,… dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.
Do đó, để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ tốt nhất bà bầu nên tham gia xét nghiệm đường huyết định kỳ.
Để tránh được những hậu quả do tiểu đường thai kỳ mang lại cho mẹ và con, thì việc xét nghiệm thai kỳ đúng lúc và theo dõi sát sao là điều rất cần thiết.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ lần đầu là ở giai đoạn tuần thứ 24-28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Trong các trường hợp người mẹ có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi quá mức… thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.
Lưu ý, phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển ĐTĐ hay tiền ĐTĐ ít nhất 3 năm một lần.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường diễn ra với 2 giai đoạn: định lượng Glucose lúc đói và Dung nạp Glucose. Cụ thể:
Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói
Để thực hiện các xét nghiệm này, thai phụ được chỉ định uống hết 50g Glucose trong 5 phút và lấy máu ở ngón tay sau 1 giờ để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể. Sau đó, thai phụ làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose để có kết quả chính xác nhất.
Hoặc nếu kết quả kiểm tra lần này cho chỉ số đường huyết <5.1mmol/l thì sẽ bà bầu sẽ được chỉ định đợi đến tuần thai 24-28 để làm xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28
Xét nghiệm này thường được làm vào buổi sáng, khi thai phụ nhịn đói sau ăn từ 10 – 14 giờ. Lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose trong 5 phút. Định lượng glucose huyết tại thời điểm 1 và 2 giờ sau khi uống nước đường. Nếu mẫu máu cho kết quả dương tính, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Chi phí cho các loại xét nghiệm nêu trên còn tùy thuộc vào từng bệnh viện và các vấn đề phát sinh khác, có thể dao độn từ 200.000 đển 300.000 đồng.
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến thể trạng của bà bầu, do đó, một chế độ cân bằng và hợp lý sẽ giúp bảo bà bầu kiểm soát tốt hơn chỉ số đường huyết trong cơ thể.
Thực đơn nên xây dựng cho bà bầu bị tiểu đường sẽ gồm có các loại thực phẩm sau:
Bà bầu nên chia nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa ăn phụ.
Đối với người mang thai bị tiểu đường sẽ có khá nhiều thực phẩm cần phải hạn chế hoặc ngưng sử dụng:
Ngoài ra, bà bầu cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...
Để kiểm soát cũng như chăm sóc tốt cho sức khỏe cho mẹ và con, bà bầu bị tiểu đường cần chú ý:
Trên đây là toàn bộ bài viết về tiểu đường thai kỳ và những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề này, hy vọng qua bài viết mẹ bầu đã nhận thức rõ hơn về mức độ nguy của tiểu đường thai kỳ từ đó xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để kiểm soát chỉ số đường huyết tốt nhất giúp “mẹ tròn con vuông”.
Tuổi dậy thì là giai đoạn giúp tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Do đó, ngoài ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bạn cần kết hợp với các bài tập thể dục để giúp tăng chiều cao một cách “ngoạn mục”.
Chắc hẳn những người mẹ mang thai ai cũng lo lắng sợ bị cúm trong giai đoạn mang thai, vì nếu trong giai đoạn mang thai bị cúm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách phòng tránh cúm khi mang thai mà nhà thuốc Phương Chính muốn chia sẻ cho các mẹ.
Hiện nay, núm ti giả là một loại sản phẩm được rất nhiều cha mẹ sử dụng cho bé yêu nhà mình nhằm giúp bé ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều mẹ bỉm nghi ngờ về khả năng này của sản phẩm. Vậy, thực hư việc sử dụng núm ti giả cho bé như thế nào, cho bé sử dụng sản phẩm này liệu có có tốt không, nó có lợi và hại gì đối với bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của mẹ, cùng tham khảo ngay nhé!
Xu hướng đặt tên ở nhà cho bé trai và bé gái đang ngày một phổ biến. Tưởng chừng như đơn giản nhưng việc này lại khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu vì không biết làm thế nào để đặt tên cho con "chất - độc - lạ" nhưng vẫn ngô nghĩnh, đáng yêu, dễ gọi và dễ nuôi. Dưới đây danh sách tên gọi ấn tượng được Nhà thuốc Phương Chính tổng hợp được, mời cha mẹ cùng tham khảo.