8 Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Chậm Phát Triển Mẹ Không Nên Bỏ Qua
phuongchinh-logo

8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển mẹ không nên bỏ qua

- Ngày đăng:12/05/2023
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.

Xem nhanh

  • 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm phát triển
    • 1. Đầu
    • 2. Tai
    • 3. Mắt
    • 4. Mũi
    • 5. Miệng
    • 6. Lưỡi
    • 7. Khớp cổ chân, tay và bàn chân, tay
    • 8. Da của trẻ

8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm phát triển

1. Đầu

Vòng đầu của con rất quan trọng, nếu thấy vòng đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường thì khả năng cao là con đã và đang phát triển không bình thường. Lúc này bố mẹ hãy so chỉ số đầu con hiện tại với chỉ số chung (đối với trẻ châu Á) vòng đầu trẻ sơ sinh 32-34cm, lúc 4 tháng là 40cm, lúc 1 tuổi là 44-46cm, 2 tuổi là 48cm và đến 5 tuổi vòng đầu là 50cm.

Vòng đầu của con rất quan trọng
Kích thước hộp sọ phản ánh sự phát triển não bộ của bé.

2. Tai

Đối với vị trí này, đầu tiên bố mẹ nhìn vị trí tai của bé có thấp hay cao hơn bình thường không. Sau đó quan sát đến vành tai, sụn tai.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi có thể quan sát đến khả năng nghe và phân biệt tiếng động của trẻ như tiếng nói của người mẹ, gọi trẻ hoặc cho trẻ nghe nhạc. Mẹ lưu ý cần phải quan sát cả 2 bên tai với các mức độ âm thanh cao thấp hoặc phức tạp khác nhau.

Nếu trẻ không bị giật mình bởi tiếng động bình thường, không phân biệt rõ ràng được tiếng độ khác nhau hoặc phản xạ chậm hơn với tiếng động khi được tiếp xúc, cha mẹ cần chú ý theo dõi thêm vì đây là một dấu hiệu trẻ chậm phát triển.

3. Mắt

Nếu trẻ chậm phát triển thì mắt của bé thường có khoảng cách không bình thường. Mẹ để ý xem khoảng cách giữa 2 bên mắt có quá gần, quá xa không, mắt bé có bị lác không, hoặc tròng mặt của bé có bất thường gì không. Khi có ánh sáng tự nhiên, mẹ cần quan sát con ngươi của bé, nếu có điểm trắng xuất hiện, mẹ cần cho bé đi kiểm tra tại các bệnh viện chuyên khoa ngay.

Đối với một số trẻ, nếu thấy ánh sáng nhưng không chớp mắt hoặc thấy một vật tiến lại gần nhưng không chớp mắt như một phản xạ tự nhiên thì đây chắc chắn là biểu hiện của trẻ chậm phát triển.

Quan sát mắt của trẻ
Mẹ nên chú ý quan sát mắt của trẻ.

4. Mũi

Thông thường trẻ có thể nhận biết được mùi ngay từ khoảng 3 ngày sau sinh, điển hình là khi ngửi thấy mùi người mẹ, mùi sữa mẹ sẽ rúc vào mẹ ngay. Nhưng nếu trẻ có vấn đề với não bộ sẽ có thể không nhận biết được mùi của mẹ, không nhăn mũi hoặt hắt xì với mùi lạ hoặc mùi khó chịu… Đây cũng là dấu hiệu báo có thể trẻ chậm phát triển.

5. Miệng

Đối với bộ phận này, bố mẹ có thể nhìn và biết con có bị hở hàm ếch không, khi con phát ra âm thanh có rõ không? Đến 2 tuổi, nếu trẻ không biết nói hoặc âm thanh không rõ, không học hoặc bắt chước được từ những người thường xuyên tiếp xúc với bé thì có thể trẻ đã bị chậm về khả năng phát triển ngôn ngữ.

Về quá trình học tiếng, cha mẹ có thể nói chuyện thường xuyên với con, kể chuyện hoặc tương tác với con để con tăng khả năng tiếp cận thông tin, có thể bắt chước được âm vần.

Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé.
Bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé.

6. Lưỡi

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là lưỡi trẻ có dài hoặc ngắn, có gặp khó khăn trong việc nói hoặc diễn đạt.

Bố mẹ để ý nếu thấy trẻ hay chảy dãi nhiều quanh miệng, miệng không khép lại hoặc không nhai được thức ăn, ngậm thức ăn quá lâu cũng là điều mẹ cần lưu ý.

Cách giúp trẻ vận động lưỡi và chịu khó nhai khi ăn: Mẹ nên massage cho bé, dùng ngón tay chấm và lau quanh khoang dưới của miệng, giúp lưỡi tương tác và đẩy lên, đẩy xuống nhiều hơn. Mẹ nên làm nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại khoảng 5-10 lần sẽ giúp trẻ không có thói quen ngậm sữa hoặc thức ăn quá lâu.

7. Khớp cổ chân, tay và bàn chân, tay

Trẻ chậm phát triển sẽ có những dấu hiệu sau:

- Xương chậu và khung đùi không bình thường (cũng có thể do cách ẵm bế không đúng)

- Cánh tay hoặc chân 2 bên không bằng nhau

- Các cơ vận động của trẻ quá cứng, không linh hoạt khiến trẻ khó cầm, nắm hoặc di chuyển.

- Khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hoặc không đủ 5 ngón

Ngoài ra, nếu thấy trẻ có cơ tay chân mềm nhũn không chắc chắn, không có sức để vận động, di chuyển thì mẹ cũng cần quan sát.

Các mẹ cũng cần lưu ý đến cách bế con. Nếu bế trẻ không đúng cách có thể làm rạn xương hoặc ảnh hưởng đến nội tạng bên trong của bé.

8. Da của trẻ

Hãy qua sát màu da của trẻ nếu có dấu hiệu không bình thường như:

- Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể

- Dấu chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe.

- Có vết lang màu trắng trên diện rộng

- Da dẻ quá khô, ngứa hoặc bị sưng tấy

Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không phải trẻ chậm phát triển là trẻ phải có tất cả những dấu hiệu trên. Trẻ có thể chậm phát triển ở một chức năng hay bộ phận nào đó. Vì thế, cha mẹ cần chú ý quan sát con và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy dấu hiệu bất thường ở con.

Thế mới thấy, giai đoạn người mẹ mang thai là cực kỳ quan trọng, giai đoạn mang thai mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp con khỏe mạnh, thông minh, phát triển toàn diện, hạn chế tối đa tình trạng trẻ chậm phát triển.

>>>> Mẹ bầu ăn gì cho con khỏe mạnh, thông minh?

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Kẽm có tác dụng gì và khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Có thể mẹ chưa biết, kẽm là vi chất thiết yếu đối việc duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm trẻ có thể gặp rất nhiều rắc rối như: biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thần kinh,… và còn rất nhiều vấn đề khác. Vậy rốt cuộc kẽm có tác dụng gì, tại sao nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều như thế? Nên bổ sung kẽm cho trẻ khi nào để tránh được những tình trạng trên? Để giải đáp thắc mắc này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Mách mẹ cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Bất kỳ một người mẹ nào cũng đau đầu mỗi khi con mình biếng ăn. Mẹ lo lắng sợ con biếng ăn sẽ suy dinh dưỡng, không đủ chất để cơ thể phát triển. Cùng tham khảo một số bí quyết bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn dưới đây để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, phòng chống trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Sản phẩm liên quan
Fitobimbi Appetito - Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon
Fitobimbi Appetito - Dành cho trẻ biếng ăn, chậm lớn
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
340.000₫
Sữa bột PediaSure BA dành cho trẻ biếng ăn
Sữa bột PediaSure BA dành cho trẻ biếng ăn
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Abbott
1.097.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em được yêu thích 2024

Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt là tiền đề cho cho các loại vi khuẩn, vi rút gây hại tấn công khiến bé dễ bị ốm vặt hơn. Vì thế, ngoài việc luôn giữ gìn vệ sinh cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn thì việc bổ sung các sản phẩm giúp tăng sức đề kháng giúp bé luôn khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. Vậy mẹ đã biết loại sản phẩm tăng sức đề kháng nào là tốt nhất cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa hãy cùng tham khảo Top 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ em tốt nhất hiện nay được Nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Review 10 sản phẩm bổ não cho trẻ kém tập trung, chậm phát triển, tự kỷ được yêu thích 2024

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc bệnh rối loạn phát triển đang có chiều hướng tăng nhanh. Song, không ít người, thậm chí là những bậc cha mẹ có con mắc bệnh, vẫn chưa có đủ thông tin liên quan đến những rối loạn mà con đang mắc phải. Điều này dẫn đến sự can thiệp chậm trễ, gây ra những ảnh hưởng xấu về tâm lý, học tập và sự tương tác xã hội của trẻ.

Review 10 sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được yêu thích 2024

Thực tế trong 6 tháng đầu đời thì “sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Tuy nhiên, sau 6 tháng trẻ vẫn cần rất nhiều dưỡng chất từ sữa để cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó, phụ huynh cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung dưỡng chất từ sữa cho con yêu của mình.

Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hệ thống miễn dịch gây ra suy dinh dưỡng thấp còi. Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm là 69,4%, ở các tỉnh miền núi là 80,8%. Do đó, mẹ cần theo dõi và bổ sung kẽm kịp thời cho bé để ngăn tình trạng xấu có thể xảy ra. Cụ thể, kẽm ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào và hàm lượng bao nhiêu? Để biết thông tin chi tiết, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh: Lời khuyên tắm nắng có còn đúng?

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương, răng và giúp trẻ hấp thụ canxi từ sữa và thức ăn. Thiếu hụt vitamin D có thể làm trẻ bị còi xương, thấp còi và những nguy cơ phát triển bệnh mãn tính trong giai đoạn sau. Vấn đề quan tâm của WHO gần đây là làm sao đảm bảo đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ-nhóm nguy cơ thiếu hụt. Đây là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm khi bổ sung vitamin D cho trẻ.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng