Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD): Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) là gì?
  • Nguyên nhân tăng động giảm chú ý
  • Yếu tố di truyền
  • Yếu tố sinh học
  • Yếu tố môi trường
  • Dấu hiệu tăng động
  • Dấu hiệu giảm chú ý
  • Thuốc
  • Tâm lý trị liệu và can thiệp tâm lý xã hội
  • Chế độ ăn uống và tập thể dục

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

18/03/2024
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) diễn ra ngày càng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt việc cho trẻ sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử từ sớm và quá nhiều cũng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trẻ bị mắc ADHA thường gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, thành tích học tập kém và nhiều vấn đề khác. Do đó, khi có phát hiện các dấu hiệu bất thường trong hành vi của trẻ, cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mục lục
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) là gì?
  • Nguyên nhân tăng động giảm chú ý
  • Yếu tố di truyền
  • Yếu tố sinh học
  • Yếu tố môi trường
  • Dấu hiệu tăng động
  • Dấu hiệu giảm chú ý
  • Thuốc
  • Tâm lý trị liệu và can thiệp tâm lý xã hội
  • Chế độ ăn uống và tập thể dục

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là sự khác biệt trong quá trình phát triển trí não làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khả năng ngồi yên và tự kiểm soát. Bệnh thường bắt đầu từ thời ấu thơ và có thể tiếp tục kéo dài đến tuổi thiếu niên và trưởng thành.

Người bị ADHD thường có kết quả học tập kém, khó kết bạn, khó duy trì các mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, người bệnh còn có xu hướng bạo lực, dễ sa vào các tệ nạn xã hội và mắc nhiều chứng rối loạn thần kinh khác (hội chứng nghiện giật tóc, trầm cảm, rối loạn ăn uống,...)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) là gì

Nguyên nhân tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân chính xác gây ra ADHD vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy tình trạng này có thể liên quan đến các yếu tố sau:

Yếu tố di truyền

ADHD thường có xu hướng di truyền, cứ 4 đứa trẻ mắc ADHA thì có 1 đứa trẻ mắc ADHA do di truyền. Nếu cha mẹ đều mắc ADHD, thì nguy cơ mắc ADHD của con họ sẽ hơn 50%.

Yếu tố sinh học

Người mắc ADHD có thể có sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng của não bộ, đặc biệt là ở các vùng liên quan đến chức năng điều hành, chú ý và kiểm soát xung lực. Ví dụ, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người mắc ADHD có thể tích não nhỏ, khối lượng chất xám ít hơn so với người bình thường.

Yếu tố môi trường

Một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với chì hoặc chấn thương đầu, có thể góp phần gây ra ADHD. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động, giảm chú ý.

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Các triệu chứng ADHD có thể thay đổi theo thời gian. Ở trẻ nhỏ bị ADHD, tăng động – bốc đồng là triệu chứng nổi bật nhất. Khi trẻ đến trường tiểu học, triệu chứng mất tập trung có thể trở nên rõ ràng hơn và khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập. 

Ở tuổi thiếu niên, tính hiếu động thái quá dường như giảm bớt nhưng tình trạng mất tập trung và bốc đồng có thể vẫn còn. Nhiều thanh thiếu niên mắc chứng ADHD cũng phải vật lộn với các mối quan hệ và hành vi chống đối xã hội.

Dấu hiệu tăng động

  • Không thể ngồi yên hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Bồn chồn, vặn vẹo khi ngồi, tự rời ý bỏ khỏi chỗ.
  • Luôn di chuyển tay chân hoặc không ngừng ngọ nguậy.
  • Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp.
  • Nói liên tục, trả lời trước khi được hỏi một câu đầy đủ hoặc nói cắt ngang lời người khác.
  • Khó chơi yên tĩnh một mình, dễ buồn chán.
  • Vội vã làm việc, dễ gặp phải sai lầm do bất cẩn.

Dấu hiệu trẻ bị tăng động

Dấu hiệu giảm chú ý

  • Dễ bị mất tập trung
  • Thường hay quên trong các hoạt động hàng ngày.
  • Làm mất đồ đạc, dụng cụ học tập, sách vở, chìa khóa, giấy tờ
  • Bỏ qua hoặc bỏ sót những chi tiết nhỏ
  • Khó thực hiện theo hướng dẫn hoặc các hoạt động liên quan đến sắp xếp đồ đạc, các nhiệm vụ có trình tự
  • Không lắng nghe khi người khác nói
  • Thường xuyên mơ màng hoặc dễ sao nhãng
  • Tránh hoặc miễn cưỡng tham gia vào các nhiệm vụ cần sự tập trung trí tuệ kéo dài.
  • Dễ bị phân tán bởi các các suy nghĩ và kích thích không liên quan.

Chẩn đoán ADHD

Để chẩn đoán ADHD, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng bằng cách phỏng vấn trẻ em và cha mẹ, quan sát hành vi của trẻ em và xem xét tiền sử bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc chụp MRI, để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của trẻ em.

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

"ADHD có chữa được không?" câu trả lời là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị ADHD là kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng hàng ngày bằng cách sử dụng thuốc kết hợp cùng tâm lý trị liệu, sự giúp đỡ của cha mẹ, trường học.

Thuốc

Thuốc là phương pháp điều trị chính cho ADHD để làm giảm tính hiếu động thái quá và bốc đồng, đồng thời cải thiện khả năng tập trung, làm việc và học hỏi. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị ADHD, bao gồm thuốc kích thích thần kinh trung ương (Amphetamines, Methamphetamine, Methylphenidate), thuốc điều trị ADHA không kích thích (Atomoxetine, Clonidine, Guanfacine). Bất cứ ai dùng các loại thuốc này đều phải được bác sĩ kê đơn theo dõi chặt chẽ.

Tâm lý trị liệu và can thiệp tâm lý xã hội

  • Liệu pháp hành vi: Giúp trẻ em mắc ADHD học các kỹ năng để kiểm soát hành vi của mình, cải thiện kỹ năng tập trung và giảm các vấn đề về hành vi.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp trẻ học cách nhận thức và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình để cải thiện sự tập trung.
  • Đào tạo kỹ năng nuôi dạy con cái: Dạy cha mẹ các kỹ năng khuyến khích và khen thưởng cho các hành vi tích cực của con. Thiết lập cho trẻ một lịch trình học tập, vui chơi, ngủ nghỉ cụ thể. 
  • Kỹ thuật quản lý căng thẳng: Giúp cha mẹ có con cái mắc ADHD có thể phản ứng bình tĩnh trước các hành vi chống đối của con.
  • Hỗ trợ trường học: Giáo viên có thể giảng dạy các kỹ năng tổ chức hoặc học tập cho trẻ, giảm tải bài tập trên lớp hoặc kéo dài thời gian làm bài kiểm tra.

Chế độ ăn uống và tập thể dục

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng ADHD. Một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu trái cây, rau và protein có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ và giảm các vấn đề về hành vi. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

>> Xem thêm: Review 10 sản phẩm bổ não cho trẻ kém tập trung, chậm phát triển, tự kỷ

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nature's Way Kids Bursts High DHA Omega 3 Fish Oil Trio - Bổ sung DHA, EPA cho bé
Freeship
Freeship
Lọ 60 viên

Nature's Way Kids Bursts High DHA Omega 3 Fish Oil Trio - Bổ sung DHA, EPA cho bé

490.000₫
HealthAid Junior Vit - Vitamin tổng hợp cho trẻ
Hộp 30 viên

HealthAid Junior Vit - Vitamin tổng hợp cho trẻ

325.000₫
Cốm Egaruta - Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Hộp 30 gói

Cốm Egaruta - Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

180.000₫
Healthy Care Kids High Strength DHA - Hỗ trợ phát triển trí não và thị lực cho bé
Chai 60 viên

Healthy Care Kids High Strength DHA - Hỗ trợ phát triển trí não và thị lực cho bé

280.000₫
ChildLife Vitality & Foundation - Vitamin tổng hợp cho bé
Chai 474ml

ChildLife Vitality & Foundation - Vitamin tổng hợp cho bé

880.000₫
Special Kid Omega Capsules - Bổ sung Omega 3, DHA từ dầu tảo tự nhiên
Hộp 30 viên

Special Kid Omega Capsules - Bổ sung Omega 3, DHA từ dầu tảo tự nhiên

330.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng