Dị Ứng Sữa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chuẩn Đoán Và Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Tổng quan về dị ứng sữa
  • Nguyên nhân gây ra dị ứng sữa ở trẻ
  • Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ở trẻ
  • Biến chứng của dị ứng sữa ở trẻ
  • Các phương pháp chẩn đoán dị ứng sữa ở trẻ
  • Các biện pháp điều trị bệnh dị ứng sữa
  • Lời khuyên dành cho mẹ

Dị ứng sữa

- Ngày đăng:06/05/2023
Dị ứng sữa có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như thở khò khè, phát ban, rối loạn tiêu hóa,... Có thể gây sốc phản vệ, một phản ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mục lục
  • Tổng quan về dị ứng sữa
  • Nguyên nhân gây ra dị ứng sữa ở trẻ
  • Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ở trẻ
  • Biến chứng của dị ứng sữa ở trẻ
  • Các phương pháp chẩn đoán dị ứng sữa ở trẻ
  • Các biện pháp điều trị bệnh dị ứng sữa
  • Lời khuyên dành cho mẹ

Tổng quan về dị ứng sữa

Tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với protein trong sữa động vật được gọi là dị ứng sữa. Đây là một trong những dị ứng đầu tiên và phổ biến nhất ở trẻ em. Sữa bò là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng dị ứng sữa. Bên cạnh đó sữa cừu, dê, trâu và các động vật có vú khác cũng có thể gây nên phản ứng tương tự. Một số trẻ em bị dị ứng cả với sữa đậu nành.

Dị ứng sữa bò là trường hợp thường gặp.
Dị ứng sữa bò là trường hợp thường gặp.

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi trực tiếp sử dụng sữa bò (sữa công thức) hoặc thông qua protein sữa bò trong sữa mẹ khi bé bú mẹ (mẹ uống sữa bò).

Dị ứng đạm sữa bò được chia làm hai loại:

  • Dị ứng qua trung gian IgE (dị ứng nhanh).
  • Dị ứng không qua trung gian IgE (dị ứng chậm). 

Hai loại này khác nhau về biểu hiện lâm sàng, phương thức chẩn đoán và tiên lượng.

Theo một nghiên cứu ở Đan Mạch, 54% dị ứng đạm sữa bò là theo cơ chế miễn dịch qua trung gian IgE và 46% không theo cơ chế qua trung gian miễn dịch IgE. Dị ứng nhanh thường xảy ra vài phút đến 2 giờ, còn dị chậm xảy ra trong vòng 48 giờ đến 1 tuần sau khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm sữa.

Nguyên nhân gây ra dị ứng sữa ở trẻ

Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng sữa trên bệnh nhân. Trong các loại sữa này thì sữa bò là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng sữa ở trẻ nhỏ.

Có 2 loại protein chính trong sữa bò có thể gây ra phản ứng dị ứng:

  • Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) sau khi sữa đông vón lại.
  • Whey: được tìm thầy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông vón.

Cơ thể có thể bị dị ứng với chỉ một hoặc cả hai loại protein. Những protein này có thể rất khó tránh bởi vì nó cũng có trong một vài thực phẩm chế biến sẵn. Hầu hết những ai có phản ứng với sữa bò cũng sẽ phản ứng với sữa cừu, sữa dê... Tuy nhiên những người bị dị ứng với sữa bò ít khi bị dị ứng với sữa đậu nành.

Ngoài ra, các yếu tố sau có thể tăng nguy cơ xuất hiện dị ứng sữa:

Các dị ứng khác: Nhiều trẻ dị ứng sữa cũng có các dị ứng khác, dị ứng sữa thường sẽ xuất hiện đầu tiên.

Viêm da dị ứng: Trẻ em bị viêm da dị ứng, một tình trạng viêm da mạn tính phổ biến, có khả năng bị dị ứng thực phẩm nhiều hơn.

Tiền sử gia đình: Nguy cơ dị ứng thực phẩm của một người tăng lên nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai có dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng khác như bệnh sốt mùa hè (sốt mùa cỏ khô), hen phế quản, mề đay hoặc chàm (eczema).

Tuổi: Dị ứng sữa thường gặp hơn ở trẻ em. Khi lớn lên, hệ thống tiêu hóa trưởng thành và cơ thể trẻ ít có khả năng phản ứng với sữa hơn.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa ở trẻ

Phát ban - Một triệu chứng khi trẻ bị dị ứng sữa.
Phát ban - Một triệu chứng khi trẻ bị dị ứng sữa.

Dị ứng sữa thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa trong phạm vi từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu sau khi vừa tiêu thụ sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa ở trẻ có thể bao gồm:

  • Phát ban;
  • Thở khò khè;
  • Nôn.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển bao gồm:

  • Phân lỏng, có thể chứa máu;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Ho hoặc thở khò khè;
  • Chảy nước mũi;
  • Chảy nước mắt;
  • Phát ban, ngứa da thường xung quanh miệng;
  • Đau bụng ở trẻ sơ sinh khiến trẻ quấy khóc.

Đặc biệt, dị ứng sữa có thể gây ra sốc phản vệ - một phản ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp hơn).

Sốc phản vệ là một trường hợp cần cấp cứu tối khẩn cấp và cần phải sơ cứu với adrenaline trước khi đến phòng cấp cứu. Các triệu chứng sốc phản vệ bắt đầu ngay sau khi uống sữa và có thể bao gồm: Co thắt đường hô hấp, cổ họng bị sưng gây khó thở; Mặt đỏ bừng; Ngứa; Shock, tụt huyết áp. Vì thế, thận trọng trước khi cho trẻ uống sữa khác ngoài sữa mẹ là điều rất cần thiết. Tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, ít nhất là trước khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Biến chứng của dị ứng sữa ở trẻ

Khi trẻ bị dị ứng nếu không phát hiện sớm và có giải pháp ngăn ngừa kịp thời có thể sẽ dẫn đến không kiểm soát được các triệu chứng dị ứng (viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay, viêm ruột dị ứng...) Hơn thế nữa, chế độ hấp thu kém, mất protein, mất máu qua đường tiêu hóa sẽ làm trẻ biếng ăn, thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, trong trường hợp chẩn đoán sai tình trạng dị ứng đạm sữa bò cũng có thể dẫn đến chế độ ăn kiêng khem không chính xác dễ dẫn đến mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Chính vì vậy, chẩn đoán chính xác dị ứng Protein sữa bò rất quan trọng đặc biệt trong những năm đầu đời của trẻ. Bác sĩ chuyên khoa Dị ứng sẽ giúp xác định chính xác trẻ có dị ứng đạm sữa bò hay không.

 

Các phương pháp chẩn đoán dị ứng sữa ở trẻ

Khi đến khám chuyên khoa Dị ứng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ cung cấp các thông tin quan trọng như:

  • Trẻ có những triệu chứng gì sau khi sử dụng sữa bò? (viêm da cơ địa, hen, mày đay, viêm mũi dị ứng, rối loạn tiêu hóa v.v..)
  • Mức độ nặng của các triệu chứng trên.
  • Các triệu chứng này xuất hiện bao lâu sau khi trẻ sử dụng sữa?
  • Các triệu chứng này kéo dài trong thời gian bao lâu?

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám, các bác sĩ dị ứng sẽ thực hiện một số xét nghiệm đặc hiệu chuyên khoa nếu cần như test da, IgE đặc hiệu với sữa, chế độ ăn loại trừ, test kích thích... để giúp chẩn đoán xác định trẻ dị ứng sữa.

Các xét nghiệm dị ứng cần thực hiện:

  • Thử nghiệm chích da: nếu vùng da thử nghiệm sưng, đỏ trong vòng 15-20 phút, thì chứng tỏ đã xảy ra phản ứng dị ứng sữa.
  • Xét nghiệm máu: nhằm tìm kiếm kháng thể IgE – loại kháng thể được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
  • Xét nghiệm thành phần: Đây là một loại xét nghiệm máu mới, người bệnh được thử nghiệm với các protein đặc biệt có trong sữa như casein, whey, lactalbumin. Điều này có thể giúp xác định nguy cơ dị ứng với các thành phần của sữa.
  • Thử nghiệm thực phẩm: Chỉ được thực hiện ở trung tâm thử nghiệm thực phẩm với điều kiện cấp cứu đầy đủ.

Các biện pháp điều trị bệnh dị ứng sữa

Trường hợp dị ứng sữa nhẹ: cần điều trị dị ứng sữa bằng thuốc kháng sinh histamin với bệnh nhân nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, giảm khó chịu cho người bệnh.

Trường hợp sốc phản vệ do dị ứng sữa: cần đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để bệnh nhân được xử trí khẩn cấp với các biện pháp hồi sức tích cực. Trong trường hợp này, Adrenalin cũng được chỉ định để đối phó với tình trạng xấu trên bệnh nhân.

Lời khuyên dành cho mẹ

Để hạn chế nguy cơ trẻ bị dị ứng với sữa bò, cũng như các triệu chứng có thể mắc phải khi bị dị ứng, mẹ nên biết:

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng nên loại trừ các thực phẩm có chứa protein sữa bò ra khỏi chế độ ăn ít nhất 3-5 ngày với trẻ dị ứng tức thì và 2-3 tuần với trẻ dị ứng chậm vì dị nguyên đạm sữa bò bài tiết được vào sữa mẹ và gây ra dị ứng.

Với trẻ dùng sữa công thức, khi trẻ dị ứng sữa bò, không dùng các sữa khác để thay thế: sữa dê, sữa trâu, không dùng sữa đậu nành cho trẻ dưới 6 tháng, không dùng sữa thủy phân bán phần, sữa gạo cũng không được khuyến cáo.

Ưu tiên trẻ dùng các chế phẩm sữa thủy phân hoặc sữa Amino Acid. Theo Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, đầu tiên nên sử dụng sữa thủy phân, chỉ sử dụng sữa Amino Acid khi thất bại với sữa thủy phân.

Với những trẻ có triệu chứng dị ứng nặng, hoặc tình trạng dị ứng đã ảnh hưởng đến toàn thân, như suy dinh dưỡng, thiếu máu,... thì nên bắt đầu luôn với sữa Amino Acid. Sữa thủy phân giá cả phải chăng hơn và dung nạp tốt hơn so với sữa Amino Acid.

Lưu ý cân bằng canxi, Vitamin D và các yếu tố vi lượng khác cho trẻ trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng hoặc có hội chứng kém hấp thu. Protein trong sữa đậu nành, sữa dê... có mẫn cảm chéo với protein trong sữa bò, nên thận trọng khi thay thế ở trẻ dị ứng đạm sữa bò. Với trẻ có tiền sử phản vệ với đạm sữa bò, Epipen và thẻ dị ứng là không thể thiếu (mang bên mình).

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý nghĩa thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Sữa Dê Hoàng Gia Úc Royal AUSNZ Goat Infant Formula 1 dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi
Hộp 800gr

Sữa dê hoàng gia Úc số 1 Royal AUSNZ Goat Infant Formula

920.000₫
Sữa Dê Hoàng Gia Úc Royal Ausnz Goat Follow-On Formula 2 dành cho trẻ từ 6 - 12 tháng
Hộp 800gr

Sữa dê hoàng Gia Úc số 2 Royal Ausnz Goat Follow-On Formula

920.000₫
Sữa dê hoàng gia Úc số 3 Royal Ausnz Goat Toddler Milk Drink
Hộp 800gr

Sữa dê hoàng gia Úc số 3 Royal Ausnz Goat Toddler Milk Drink

920.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng