Bà Bầu Nên Ăn Rau Gì Và Không Nên Ăn Rau Gì?
phuongchinh-logo

Bà bầu nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì?

- Ngày đăng:08/05/2023
Một chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng không thể thiếu sự góp mặt của các loại rau. Để đảm bảo việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những loại rau tốt và đảm bảo an toàn đối với thai nhi, tránh sử dụng những loại rau không tốt cho thai nhi.

Xem nhanh

  • Bà bầu nên ăn rau gì?
    • 1. Măng tây
    • 2. Cà chua
    • 3. Khoai lang
    • 4. Cải bó xôi (Rau bina)
    • 5. Bắp cải
    • 6. Atiso
    • 7. Rau dền đỏ
    • 8. Mồng tơi
    • 9. Bí xanh
    • 10. Rau cần
    • 11. Bí đỏ
  • Bà bầu không nên ăn rau gì?
    • 1. Rau răm
    • 2. Rau ngót
    • 3. Rau sam
    • 4. Rau bina
    • 5. Ngải cứu
    • 6. Ớt chuông
    • 7. Cải xoăn
    • 8. Mướp đắng
    • 9. Các loại rau muối chua, lên men

Bà bầu nên ăn rau gì?

Rau củ tốt cho bà bầu không phải mẹ nào cũng nắm được hết để lựa chọn cho khẩu phần ăn hàng ngày. Lựa chọn các loại rau củ hợp lý sẽ bổ sung nước, khoáng chất, các chất dinh dưỡng, Vitamin giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và phát triển của thai nhi.

Dưới đây là những loại rau bà bầu nên ăn, mẹ lưu ý bổ sung đều đặn vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.

1. Măng tây

Măng tây chứa một lượng chất xơ cao nên rất tốt với bà bầu bị bệnh táo bón. Ngoài ra trong măng tây chứa hàm lượng cao axit folic giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

2. Cà chua

Cà chua là loại quả rất giàu vitamin C, sắt rất tốt cho bà bầu đây là một loại quả không thế thiếu được các loại rau tốt cho bà bầu. Đặc biết sử dụng cà chua trong bữa ăn giúp bà bầu nên thường xuyên giúp giảm stress và chống lão hóa.

Cà chua giàu vitamin C, sắt tốt cho bầu
Cà chua giàu vitamin C, sắt tốt cho bầu.

3. Khoai lang

Thật bất ngờ khi khoai lang là một trong những loại rau củ tốt cho bà bầu và thai nhi. Trong khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng( Mangan, đồng) chất xơ, các loại Vitamin( A ,C, B3, B5, B7,…) giúp hình thành phát triển xương, sụn, và các cơ quan như tim, phổi, gan, thận cho trẻ và giartm nguy cơ táo bón cho bà bầu.

4. Cải bó xôi (Rau bina)

Cải bó xôi là nguồn cung cấp axit folic dồi dào, các chất dinh dưỡng cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu , ổn định huyết áp và nguy cơ sinh non . Đối với thai nhi khi sinh ra giảm nguy cơ dị tật như hở hàm ếch và nứt đố sống bẩm sinh.

5. Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều chất béo có lợi cho não, trong đó có omega 3, giúp tăng cường sự phát triển của thai nhi, Ngoài ra rau bắp cải còn có nhiều dưỡng chất rất tốt khác như folate và axit folic cùng với các vitamin A, B, C, E, protein, canxi, sắt, magie rất tốt cho phụ nữ có thai. Mẹ nhớ ăn bắp cải thường xuyên nhé.

6. Atiso

Giống như bắp cải trong Atiso có chứa vitamin C, kali, magie và folate có khả năng ngăn ngừa các dị tật của thai nhi, giúp mẹ hấp thụ dinh dưỡng tốt. Hơn nữa, Atiso còn giúp giảm cholesterol ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch. Đặc biệt ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.

7. Rau dền đỏ

Rau dền đỏ giàu chất sắt và canxi giúp bà bầu giải nhiệt, tránh táo bón nhất là những ngày hè oi nóng. Rau dền đỏ còn giúp mẹ ngăn ngừa thiếu máu đặc biệt trong rau chứa các loại Vitamin trong đó Vitamin A ngoài ra là B12, C giúp các mẹ nâng cao sức đề kháng.

Rau dền đỏ giàu sắt, acid folic cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
Rau dền đỏ giàu sắt, acid folic cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

8. Mồng tơi

Trong mồng tơi chứa nhiều Vitamin A3, vitamin B3, sắt, saponin, axit foli giúp phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, giảm cholesterol trong máu,.. Vì thế, chị em đừng quên bổ sung thường xuyên mồng tơi vào cjd đơn hàng ngày của mình nhé.

9. Bí xanh

Bí xanh là loại rau rất tốt cho phụ nữ mang thai ba tháng cuối. Nguyên do là ở giai đoạn này, phụ nữ mang thai thường hay bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm.

Theo Đông y, bí xanh có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước, lợi tiểu. Món canh bí xanh nấu với thịt nạc hoặc cá chép có thể giúp thai phụ giảm nhẹ chứng phù chân.

Với bí xanh, mẹ có thể chế biến thành các món ăn khác nhau, tránh cảm giác bị chán: luộc, nấu canh...

10. Rau cần

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp… Mẹ bầu ăn trong giai đoạn mang thai là rất thích hợp.

11. Bí đỏ

Quả bí đỏ rất hữu ích với phụ nữ mang thai, giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh của thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não. Ngoài ra, các loại rau từ bí đỏ còn có công dụng phòng cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, thúc đẩy máu đông, giúp hạn chế chảy máu sau sinh.

Với bí đỏ, bạn có thể xào, luộc, hoặc có thể xào hoa bí với thịt bò rất dễ ăn.

Bà bầu không nên ăn rau gì?

Dưới đây là 9 loại rau bà bầu không nên ăn. Các mẹ theo dõi để biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé.

1. Rau răm

Rau răm dễ gây mất máu, nên các mẹ bầu chú ý không sử dụng trong giai đoạn mang thai đặc biệt là ba tháng đầu. Thêm vào đó, rau răm còn chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung, dễ sảy thai, nên mẹ bầu chú ý nhé.

Rau răm không tốt cho phụ nữ mang thai
Rau răm không tốt cho phụ nữ mang thai.

2. Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ bầu nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

3. Rau sam

Rau sam gây kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai. Vì thế, mẹ bầu chú ý không nên ăn rau sam trong thai kỳ nhé.

4. Rau bina

Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé. Tránh ăn quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng không tốt.

5. Ngải cứu

Vốn là loại rau có hiệu quả trong việc tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng. Gần đây, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến tịnh trạng sảy thai hoặc sinh non.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều ngải cứu
Bà bầu không nên ăn quá nhiều ngải cứu

6. Ớt chuông

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em.

7. Cải xoăn

Chị em trong giai đoạn kinh nguyệt sẽ khuyên chị em bổ sung nhiều rau cải xoăn vì nó rất tốt. Thế nhưng, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ nên ăn 1,2 thìa thôi nhé, vì sử dụng nhiều quá có thể làm chị em sảy thai.

8. Mướp đắng

Nguyên nhân vì sao mướp đắng nằm trong danh sách loại rau mẹ bầu không nên ăn là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.

Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

9. Các loại rau muối chua, lên men

Các loại rau muối, dưa muối nói chung đều không thích hợp cho mẹ bầu, vì đây đều là các loại rau được chế biến bằng cách lên men. Trong tất cả các loại rau muối chua thì hàm lượng nitrit khá cao, độ pH giảm dần. Khi ăn vào cơ thể có thể khiến cho mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, co thắt tử cung, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu chú ý, hạn chế tối đa các loại rau muối chua, lên men nhé.

Bà bầu hạn chế ăn rau muối chua, lên men
Bà bầu hạn chế ăn rau muối chua, lên men.

Đó là 9 loại rau bà bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai, vậy còn những loại rau bà bầu nên ăn là gì? Mẹ bầu theo dõi thêm nhé.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết cách lựa chọn những loại rau bổ dưỡng để bổ sung và hạn chế tối đa sử dụng các loại rau không tốt cho thai nhi rồi phải không.

Xem thêm >>> Bà bầu nên ăn quả gì và không nên ăn quả gì?

Các mẹ có thể thường xuyên truy cập vào: https://nhathuocphuongchinh.com/suc-khoe để cập nhật nhiều tin tức bổ ích nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Mẹ ăn gì để con không bị táo bón?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón đang luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm vì đây là tình trạng khá phổ biển ở trẻ. Gặp phải tình trạng này mẹ ăn gì để sữa mát, con không bị táo tón? Theo dõi nội dung bài viết phía dưới để tìm được câu trả lời mẹ nhé.

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm?

Phấn rôm và kem chống hăm là hai sản phẩm quen thuộc trong tủ đồ chăm sóc bé của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn thắc mắc không biết nên sử dụng sản phẩm nào phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phấn rôm và kem chống hăm, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Sản phẩm liên quan
Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Green Calcium Olympian Labs - Bổ sung canxi hữu cơ mát từ thực vật
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Olympian Labs
510.000₫
Be Folic Acid 400mcg Olympian Labs - Bổ sung acid folic cho bà bầu
Be Folic Acid 400mcg Olympian Labs - Bổ sung acid folic cho bà bầu
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Olympian Labs
310.000₫
Bài viết liên quan
Bà bầu có nên uống nước dừa không?

Bước vào giai đoạn thai kỳ, mẹ nào cũng được khuyên là uống nước dừa để sinh con ra có làn da trắng trẻo, mịn màng, nước ối trong, con to khỏe. Tuy nhiên, để nước dừa mang lại lợi ích cho cả mẹ và thai nhi, mẹ cần hiểu rõ vai trò tác dụng của nước dừa và điều quan trọng là uống đúng cách, đúng thời điểm để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Việc bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Bài viết hôm nay Nhà thuốc Phương Chính sẽ chia sẻ với các mẹ về vấn đề bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để mẹ khỏe, con đạt cân chuẩn trong suốt thai kỳ.

Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu?

Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Bà bầu cần kiêng gì trong ba tháng đầu? Bà bầu cần uống vitamin gì trong 3 tháng đầu... Đây là những câu hỏi mà có lẽ người bước vào giai đoạn làm mẹ nào cũng quan tâm và muốn biết rõ thông tin. Vì ai cũng mong muốn bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện, phòng tránh dị tật xấu. Để các mẹ có được câu trả lời chi tiết nhất, hôm nay nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ: Bà bầu cần bổ sung gì trong 3 tháng đầu? Các mẹ cùng theo dõi nhé.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng