5 Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Nhỏ Hiệu Quả Nhất
phuongchinh-logo

5 Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả nhất

- Ngày đăng:14/05/2023
Chắc mẹ cũng biết, khi trẻ còn quá nhỏ hay chớm nghẹt mũi thì đều hạn chế sử dụng thuốc. Vì nếu cho trẻ sử dụng thuốc quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Để giúp con dễ thở, bớt nghẹt mũi mẹ có thể áp dụng 5 cách dưới đây, vừa hiệu quả lại vừa an toàn cho bé.

Xem nhanh

  • 1. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi
  • 2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách làm ẩm mũi cho bé
  • 3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)
  • 4. Sử dụng tinh dầu cho trẻ
  • 5. Các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ

1. Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi

Nếu dùng thuốc nhỏ, bạn nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để làm lỏng các chất nhầy bên trong. Sau đó, sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút nước mũi để rút nước muối và chất nhầy. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.

Dùng nước muối (nếu mùa đông các mẹ nên ngâm lọ nước muối trong chén nước ấm để làm ấm nước muối), sau đó nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để dịch bên trong mũi loãng ra. Sau đó dùng dụng cụ y tế hút chất nhầy bên trong mũi ra. Lưu ý nên lấy hút mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để trẻ ngủ ngon giấc hơn, tránh hút sau khi trẻ ăn vì có thể làm trẻ trớ.

Nước muối sinh lý là lựa chọn thích hợp nhất cho trẻ, ngoài ra những loại nước muối có bổ sung thêm một số dược chất mẹ không nên tự ý sử dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách làm ẩm mũi cho bé

Để làm ẩm mũi cho trẻ, mẹ có thể áp dụng những cách: Dùng máy hóa hơi hoặc máy làm ẩm phun sương. Tuy nhiên mẹ cần sử dụng đúng cách, miễn sao khoảng cách giữa máy làm ẩm cách xa chỗ trẻ. Tốt nhất mẹ nên để sương có thể bay đến chỗ của bé trong khi ngủ hoặc khi con chơi. Để tránh tình trạng ẩm mốc, bạn nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước.

3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)

Đối với những trẻ đã và đang ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nước lọc ấm. Và trong bữa ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn súp gà. Các nghiên cứu cho thấy, súp gà có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh: đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi, sốt...

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn bổ dưỡng cho trẻ: trà hoa cúc, nước ép trái cây, canh... mẹ lưu ý là trong thời gian con bị nghẹt mũi thì đồ ăn và nước uống của con nên để ấm nhé.

4. Sử dụng tinh dầu cho trẻ

Khi trẻ có các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, viêm xoang, viêm mũi dị ứng mẹ thấm vài giọt Tinh dầu vào bông gòn (hoặc giấy ăn) để cách mũi trẻ khoảng 2-3cm rồi hít ngửi. Ngoài ra, có thể bôi tinh dầu vào yếm hay khăn quàng cổ ở trẻ.

Để tăng hiệu quả đối với các trường hợp trẻ bị nặng, bôi tinh dầu thêm vào gan bàn chân, gan bàn tay, lưng và ngực trẻ. Lưu ý tránh để trẻ dụi mắt khi đang bôi tinh dầu.

Mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn tinh dầu thiên nhiên an toàn và phù hợp với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Một số loại tinh dầu có thể dùng cho trẻ là tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp,...

Sử dụng tinh dầu cho trẻ
Bôi tinh dầu vào lòng bàn chân trẻ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

5. Các mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ

Ngoài những cách trên mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ:

- Đối với những trẻ đã cứng cáp, mẹ đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ. Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang.

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn mọi ngày, vì nước sẽ giúp chất nhẩy ở mũi loãng hơn.

- Đối với trẻ đã lớn hơn chút thì mẹ có thể dậy trẻ cách xì mũi ra ngoài bằng cách mẹ làm mẫu cho con học theo. Đặt tờ giấy trước lỗ mũi của mẹ để khi xì mũi con nhìn thấy có luồng không khí di chuyển.

- Chườm ấm lên tai: Lấy khăn thấm nước ấm đặt ở hai tai trong khoảng 15 phút để giảm nghẹt mũi. Vì hai bên tai có những dây thần kinh có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ ngăn ra và giúp thông lỗ mũi.

Và điều quan trọng hơn, trước khi áp dụng phương pháp nào thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Và nếu trẻ có triệu chứng nghẹt mũi ngày một nặng thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp. Tránh việc trẻ nghẹt mũi lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mẹ nhé.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Đặt tên con trai năm 2024 ý nghĩa, mang lại tiền đồ rộng mở trong tương lai

Tên gọi rất quan trọng, sẽ đi theo con suốt cuộc đời, một cái tên xấu có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tương lai sau này của con. Hiểu được điều đó, bố mẹ muốn đặt cho con trai cưng một cái tên vừa hay, vừa ý nghĩa vừa có thể giúp con có tiền đồ rộng mở. Tuy nhiên, để chọn được một cái tên bao hàm hết cả những điều này thì chẳng dễ dàng gì. Nếu bố mẹ đang gặp khó khăn trong việc chọn và đặt tên cho cậu quý tử nhà mình, thì hãy tham khảo ngay các gợi ý tên hay cho bé trai sinh năm 2024 trong bài viết dưới đây.

1 năm bổ sung canxi cho bé mấy lần?

Việc bổ sung canxi cho trẻ em là rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và xương. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rõ về tầm quan trọng của việc này và thực hiện việc bổ sung canxi cho trẻ đúng cách. Trong bài viết này, nhà thuốc sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến số lần bổ sung canxi trong 1 năm cho bé, các giai đoạn bé cần bổ sung canxi và cách bổ sung đúng cách.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Sản phẩm liên quan
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Fitobimbi Immuno - Hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Pharmalife Research
365.000₫
Pediakid Immuno-Fort  - Siro tăng đề kháng cho trẻ, hỗ trợ phòng chống bệnh
Pediakid Immuno Fort - Hỗ trợ tăng đề kháng cho bé
Xuất xứ:Pháp
Thương hiệu:Pediakid
240.000₫
270.000₫
Hi Imuno - Hỗ trợ tăng đề kháng, giảm ốm vặt, biếng ăn ở trẻ
Hi Imuno - Hỗ trợ tăng đề kháng, giảm ốm vặt, biếng ăn ở trẻ
Xuất xứ:Ba Lan
Thương hiệu:Exim Pharma
290.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm tăng sức đề kháng cho người lớn được tin dùng 2024

Ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh,...khiến cho chúng ta gặp nhiều phiền toái với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đôi khi đe dọa đến tính mạng. Vì vậy việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt đường hô hấp là một điều rất quan trọng. Bên cạnh ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cũng cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng (TPCN) để nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

5 Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

Như các mẹ đã biết, hệ miễn dịch của con rất quan trọng, con có một sức khỏe tốt khi con có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, việc tăng cường hệ miễn dịch cho con rất quan trọng. Và muốn con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh mẹ không thể không bỏ qua 5 thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới đây.

Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng