
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Các món cháo sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ lúc này. Dưới đây là cách nấu một số món cháo mẹ có thể tham khảo và nấu cho bé ăn.
- Nguyên liệu cần có: 100g thịt lợn nạc, 200g gạo, 10g gừng, các gia vị: hành tím, hành lá, xắt nhuyễn, mắm, muối, hạt nêm…
- Cách nấu: Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ rồi ướp với nước mắm, nước mắm, chút hạt tiêu và dầu ăn. Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Gạo rửa sạch rồi cho vào nồi ninh nhừ. Tiếp tục cho thịt vào khuấy đều cho đến khi chín. Thêm gừng đã thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.
- Lưu ý: Nếu trẻ đang bị sốt cao, bố mẹ không nên cho gừng vào cháo vì có thể làm tổn thương các mạch máu và gây xung huyết.
Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị cảm cúm nên ăn cháo gì thì cháo trứng tía tô chính là gợi ý vô cùng tuyệt vời. Cách nấu cháo trứng tía tô đơn giản như sau:
- Vo 1 nắm gạo, cho vào nồi cùng với 500 ml nước ninh nhừ.
- Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
- Khi cháo chín mẹ nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Đập 1 quả trứng gà vào nồi cháo khuấy đều, thêm lá tía tô vào đảo đều.
- Cháo chín, mẹ đổ ra bát và thêm chút xíu hạt tiêu rồi cho bé ăn nóng.
Cháo sữa khá lạ lẫm nhưng lại là món cháo không thể bỏ qua nếu mẹ đang đắn đo không biết bé bị cảm cúm nên ăn cháo gì? Các thành phần dinh dưỡng trong sữa giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống lại cảm cúm rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Vo 1 nắm gạo, cho vào nồi cùng 500ml nước và ninh cho đến khi chín mềm.
- Cháo chín, bạn cho vào một chút muối nhưng không nên quá mặn.
- Múc cháo ra bát, thêm vào chút sữa đặc rồi trộn đều lên.
- Cho trẻ ăn khi còn nóng có tác dụng giải cảm rất tốt.
Hàm lượng protein và các acid amin trong đậu xanh có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó đãi bỏ vỏ. Nếu không có thời gian, mẹ có thể mua đậu xanh đã đãi vỏ sẵn để nấu cháo.
- Cho 1 nắm gạo cùng 500ml nước nấu sôi thì cho đậu xanh vào.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi đậu và gạo chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và cho trẻ ăn khi còn nóng để tăng hiệu quả điều tị bệnh.
Ngoài những món cháo trên mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ:
Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất đạm cho trẻ mẹ cần bổ sung thêm thêm những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để trẻ được cung cấp đầy đủ chất, giúp tiêu hóa ổn định và quan trọng hơn hết là giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Mẹ có thể xay rau củ để nấu súp, cháo cho bé; hoặc đơn giản chỉ là luộc lấy nước cho bé uống. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé uống thêm nước ép hoặc sinh tố hoa quả để bổ sung nước và vitamin cho bé. Các loại hoa quả mẹ có thể dùng là: dưa hấu, đu đủ, bơ, cam, quýt, kiwi,…
Với thực phẩm giàu chất xơ mẹ có thể bổ sung vào các món cháo, say sinh tố, ép lấy nước... mẹ chế biến làm sao để hợp khẩu vị của trẻ, để trẻ ăn ngon miệng.
Chuối là một trong những loại trái cây trẻ rất thích, trong thời gian con bị cúm mẹ nhớ cho con ăn chuối nhé. Chuối chín giúp làm giảm các triệu chứng: tiêu chảy, buồn nôn. Các nhà nghiên cứu cho biết, trong chuối có chứa một loại protein giúp cơ thể có thể chống lại được bệnh cúm và một vài loại bệnh nguy hiểm chẳng hạn như viêm gan C, SARS và cả AIDS nữa. Đây cũng là một trong những thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng khi bị trẻ bị cảm cúm.
Tỏi giúp nhanh chấm dứt các triệu chứng cảm cúm ở trẻ. Theo Đông y, tỏi giúp diệt khuẩn, giảm ho, long đờm, long dịch nhầy và làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ rất hiệu quả. Sở dĩ có công dụng lớn như vậy là vì tỏi có chứa allicin – một chất có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm và tăng khả năng miễn dịch cực tốt cho cơ thể.
Với tỏi mẹ có thể chế biến thêm vào các món ăn của trẻ, chứ không nhất thiết cho trẻ ăn sống tỏi nhé. Vì ăn sống rất khó, mẹ chỉ có thể chế biến vào các món ăn của trẻ thôi.
Xem thêm >>>> Mách mẹ cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
Bài viết trên đã giải đáp cho các mẹ câu hỏi: Trẻ bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi nhất rồi nhé. Thời gian này trẻ sẽ nũng nịu, mệt mỏi, vì thế mẹ cố gắng động viên trẻ để trẻ nhanh hồi phục nhé.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển hay không qua những triệu chứng của trẻ. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển dưới đây mẹ không nên bỏ qua, mẹ nên theo dõi con để có biện pháp xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu chậm phát triển.
Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, việc xác định thời điểm và cách thức bổ sung sắt cho bé một cách khoa học là vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết việc "Bổ sung sắt cho bé từ mấy tháng tuổi" để ba mẹ chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của con mình một cách tốt nhất.
Khi đã biết được tầm quan trọng của DHA đối với trẻ, các mẹ ai nấy đều sẽ sẽ mua và cho trẻ sử dụng DHA cho trẻ. Nhưng bổ sung như thế nào cho trẻ đúng cách, bổ sung như thế nào trẻ hấp thụ tốt mới là điều quan trọng. Mẹ đã biết bổ sung DHA cho trẻ đúng cách chưa???
Chế độ dinh dưỡng bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng, bởi đây là giai đoạn vàng giúp bé phát triển. Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên bổ sung cho con thực đơn như thế nào, chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý để con được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vậy thì hãy cùng xem thực đơn viện dinh dưỡng chia sẻ cho bé 8 tháng tuổi như thế nào nhé!