Tác dụng phụ khi uống canxi
Xem nhanh
- Tác dụng phụ của canxi
- 1. Đầy hơi hoặc ợ hơi
- 2. Táo bón
- 3. Buồn nôn và nôn
- 4. Sỏi thận
- 5. Đau tim
- 6. Các tác dụng phụ khác
- Cách giảm tác dụng phụ khi uống canxi
- Kết luận
Tác dụng phụ của canxi
Thông thường, khi uống canxi trong khoảng liều lượng cho phép sẽ ít gây ra các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung canxi cùng hàm lượng cao kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
1. Đầy hơi hoặc ợ hơi
Với những người mới bổ sung canxi lần đầu tiên có thể gặp phải trường hợp đầy hơi hoặc ợ hơi. Các tác dụng phụ này thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe và giảm dần theo thời gian khi cơ thể quen với việc bổ sung canxi.
2. Táo bón
Canxi có thể gây lên tình trạng táo bón ở một số người, điều này xảy ra khi bổ sung canxi liều lượng quá cao, đặc biệt là các dạng canxi vô cơ khó hấp thu như canxi carbonate. Hoặc trong quá trình bổ sung canxi, cơ thể địa người dùng bị nóng, ít uống nước, ít bổ sung chất xơ. Ngoài ra, khi sử dụng chung canxi với sữa, thức ăn giàu sắt, protein, axit béo cũng có thể làm cản trở hấp thu canxi, tăng nguy cơ táo bón.
3. Buồn nôn và nôn
Một số trường hợp có thể bị kích ứng niêm mạc dạ dày khi sử dụng canxi liều cao hoặc dùng khi bụng đói khiến cho người dùng cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
4. Sỏi thận
Nhu cầu canxi cần thiết hàng ngày nằm trong khoảng từ 700mg đến 1500mg/ngày tuỳ theo độ tuổi, giới tính, nếu bổ sung canxi nhiều hơn mức cần thiết có thể gây lắng cặn, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, lượng canxi dư thừa khiến thận phải lọc nhiều, người dùng sẽ cảm thấy khát nước và đi tiểu thường xuyên.
5. Đau tim
Việc vượt quá hàm lượng canxi khuyến nghị hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bởi canxi dư thừa sẽ tích tụ trong các động mạch, làm hẹp động mạch gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim.
6. Các tác dụng phụ khác
Trong trường hợp dùng canxi quá liều khiến cho nồng độ canxi trong máu tăng cao có thể gây lên tình trạng lú lẫn, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, bất tỉnh thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, quá nhiều canxi cũng có thể làm suy yếu xương, gây đau xương, yếu cơ.
Cách giảm tác dụng phụ khi uống canxi
Để giảm nguy cơ táo bón, sỏi thận và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng canxi, người nên áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Bổ sung liều lượng canxi hợp lý theo từng độ tuổi, giai đoạn phát triển.
- Chia nhỏ số lần uống, mỗi lần không nên vượt quá 500mg canxi nguyên tố.
- Kết hợp canxi cùng vitamin D để tăng cường hấp thu.
- Nên bổ sung canxi vào ban ngày, không nên uống vào buổi tối, bởi buổi tối cơ thể khó hấp thụ canxi do thiếu ánh sáng mặt trời và người dùng cũng ít vận động hơn so ban ngày.
- Không dùng chung canxi với sữa, thức ăn giàu sắt, nhiều giàu mỡ sẽ làm giảm hấp thu.
- Chọn các dòng canxi hữu cơ dễ hấp thu, giảm nguy cơ lắng đọng.
- Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón khi dùng canxi.
- Hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối, rượu bia, cà phê vừa làm giảm hấp thu canxi vừa tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch.
- Tăng cường hoạt động thể chất giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, đồng thời duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.
Kết luận
Canxi là một khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người, tuy nhiên, dư thừa canxi cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, sỏi thận,... Để tránh những tác dụng phụ này, bạn nên tuân thủ các lời khuyên về liều lượng và cách sử dụng canxi, kèm theo việc duy trì một chế độ ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh.