Rối Loạn Nhịp Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Rối loạn nhịp tim là gì?
  • Các loại rối loạn nhịp tim
  • Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
  • Triệu chứng rối loạn nhịp tim
  • Biến chứng của rối loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
  • Điều trị rối loạn nhịp tim
  • Thay đổi lối sống
  • Thuốc
  • Liệu pháp
  • Thiết bị
  • Phẫu thuật tim

Rối loạn nhịp tim

- Ngày đăng:13/04/2024
Trong rối loạn nhịp tim, tim có thể đập nhanh, chậm hoặc không đều ngay cả khi hoạt động thể chất, nghỉ ngơi hoặc ngủ. Bệnh lý này kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim hoặc ngừng tim, gây tử vong trong vài phút.
Mục lục
  • Rối loạn nhịp tim là gì?
  • Các loại rối loạn nhịp tim
  • Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
  • Triệu chứng rối loạn nhịp tim
  • Biến chứng của rối loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán rối loạn nhịp tim
  • Điều trị rối loạn nhịp tim
  • Thay đổi lối sống
  • Thuốc
  • Liệu pháp
  • Thiết bị
  • Phẫu thuật tim

Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bệnh lý trong đó tim không đập đều đặn hoặc đập với tốc độ quá bất thường. Nhịp tim bình thường nằm trong khoảng từ 60-100 nhịp/phút, khi nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều có thể dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn máu và oxy tới các cơ quan trong cơ thể.

Rối loạn nhịp tim là gì

Các loại rối loạn nhịp tim

Chứng rối loạn nhịp tim được phân loại dựa trên tốc độ nhịp tim (nhanh, chậm) hoặc vị trí bắt nguồn (tâm thất, tâm nhĩ, nút nhĩ thất AV, nút xoang). Dưới đây là một số rối loạn nhịp tim phổ biến:

Phân loại Đặc điểm
Ngoại tâm thu Rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, đặc trưng là sự xuất hiện của các nhịp tim co bóp sớm. Điều này gây ra tình trạng tim đập không đều, cảm giác bỏ nhịp, hụt nhịp.
Nhịp nhanh nhĩ kịch phát trên thất Kết quả của hoạt động điện bất thường ở tâm nhĩ khiến cho tâm nhĩ co bóp rất nhanh và liên tục. Người bệnh sẽ cảm thấy tim đột ngột đập nhanh, sau đó đột ngột chậm lại và đập ở mức bình thường.
Nhịp nhanh thất Nhịp tim cao hơn 120 nhịp/phút bắt đầu từ hai buồng dưới tim (tâm thất), thường gây ra tình trạng khó thở, đau ngực.
Rung nhĩ Phổ biến thứ hai sau ngoại tâm thu, đặc trưng bởi nhịp tim nhanh, hỗn loạn bắt đầu từ buồng trên của tim (tâm nhĩ).
Rung thất Đây là nguyên nhân gây đột tử phổ biến và xảy ra do hoạt động điện bị rối loạn khiến cho thất rung thay vì co bóp bình thường.
Nhịp tim chậm Tim đập dưới 60 nhịp/phút, thường khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó thở, đau ngực. Rối loạn nhịp tim chậm có thể xảy ra do rối loạn chức năng nút xoang hoặc sự chậm trễ, tắc nghẽn xung điện truyền từ nút xoang đến buồng dưới tim.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rối loạn nhịp tim, bao gồm:

  • Bệnh tim hoặc chấn thương tim.
  • Mất cân bằng điện giải (Kali, natri, canxi và magiê) trong máu.
  • Tín hiệu điện điều phối hợp nhịp tim hoạt động bất thường.
  • Nhiễm trùng hoặc sốt.
  • Căng thẳng, hồi hộp, bất ngờ.
  • Sử dụng thuốc trầm cảm, thuốc thông mũi hoặc thuốc điều trị cao huyết áp.
  • Các bệnh lý liên quan khác (Đái tháo đường, huyết áp cao, hội chứng ngưng thở khi ngủ, cường giáp, suy giáp, rối loạn tự miễn,...)
  • Béo phì, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

Các triệu chứng của rối loạn nhịp tim có thể khác nhau tùy thuộc vào các loại rối loạn. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

Phân loại Triệu chứng
Ngoại tâm thu
  • Tim đập nhanh
  • Hồi hộp
  • Kèm theo đánh trống ngực
Nhịp nhanh nhĩ kịch phát trên thất
  • Nhịp tim nhanh
  • Run rẩy hoặc đập thình thịch ở ngực
  • Mạch đập mạnh
  • Thay đổi đột ngột nhịp tim
  • Đau hoặc nhói ngực
  • Lo lắng, bối rối.
Nhịp nhanh thất
  • Nhịp tim nhanh
  • Cảm giác đánh trống ngực
  • Choáng váng, quay cuồng
  • Khó thở
Rung nhĩ
  • Nhịp tim nhanh
  • Đánh trống ngực
  • Khó thở
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
Rung thất
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Cảm giác khó thở, đau tức ngực
  • Cảm giác buồn nôn, nôn
  • Có thể ngất xỉu hoặc ngưng tim đột ngột.
Nhịp tim chậm
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Khó thở
  • Cảm giác sắp ngất

Biến chứng của rối loạn nhịp tim

Người mắc rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ, có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ do hình thành cục máu ở tim. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn có thể làm suy thận, suy tim hoặc ngừng tim đột ngột. Khi không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Điện tâm đồ (ECG): Ghi lại hoạt động điện của tim, điều này giúp xác định nhịp tim có điều gì bất thường hay không.
  • Holter Monitor: Xét nghiệm này sẽ theo dõi nhịp tim của bạn trong 24 giờ hoặc lâu hơn, giúp xác định các đợt rối loạn nhịp tim có thể không xuất hiện trong ECG.
  • Thăm dò điện tim sinh lý (EPS): Xét nghiệm này giúp xác định vị trí bất thường trong hệ thống điện của tim và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị khác nhau.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra cơ tim và van tim.
  • Chụp CT hoặc MRI: Kiểm tra cấu trúc buồng tim, động mạch, xem tim có hoạt động tốt không.
  • Đặt ống thông tim: Tìm hiểu nguyên nhân nhịp tim bất thường, đánh giá chức năng cơ tim, động mạc phổi,...

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Nếu không tìm ra các dấu hiệu bất thường trong các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể đề xuất thêm một số xét nghiệm kích hoạt chứng rối loạn nhịp tim.

  • Kiểm tra căng thẳng: Một số rối loạn nhịp tim được kích hoạt khi tập thể dục. Bệnh nhân sẽ được theo dõi hoạt động của tim trong quá trình đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp đi tại chỗ.
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: Ghi lại huyết áp, nhịp tim của bệnh nhân khi nằm trên bàn nghiêng theo từng góc độ.

Điều trị rối loạn nhịp tim

Điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Thay đổi lối sống

Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện & ngăn ngừa rối loạn nhịp tim:

  • Kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch (ít muối, giàu omega 3, nhiều rau xanh, trái cây, tăng cường ăn ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo bão hòa).
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm căng thẳng, stress.

>> Xem thêm: Review 10 sản phẩm hỗ trợ tim mạch được tin dùng hiện nay

Thuốc

Một số loại thuốc điều trị phổ biến:

  • Thuốc chống loạn nhịp: Nhóm I (Thuốc chẹn kênh natri), nhóm II (Thuốc chẹn beta), nhóm III (Thuốc chẹn kênh kali), Nhóm IV (Thuốc chẹn kênh canxi) và một số loại thuốc khác (Digoxin, adenosine, ivabradine).
  • Thuốc chống đông máu: Warfarin hoặc Aspirin để làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông do tình trạng máu ứ trệ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần nắm rõ tên thuốc, thời điểm, số lần dùng trong ngày và các tác dụng phụ của thuốc. Không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Liệu pháp

Ngoài thuốc, một số bệnh nhân cần sử dụng đến một số liệu pháp chuyển nhịp tim, cắt bỏ qua ống thông hoặc cô lạp tĩnh mạch phổi để điều trị nhịp tim bất thường.

Thiết bị

Một số thiết bị điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến:

  • Máy tạo nhịp tim: Thiết bị này sẽ gửi các xung điện nhỏ đến cơ tim để giữ nhịp tim an toàn.
  • Máy khử rung tim (ICD): Dùng để điều trị nhịp nhanh thất và rung tâm thất. Khi phát hiện nhịp nhanh, ICD sẽ truyền dòng điện đến cơ tim để tim đạp trở lại bình thường.

Phẫu thuật tim

Phẫu thuật tim được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị hở van tim, hẹp van tim hoặc bị tắc động mạch gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Một số phẫu thuật phổ biến:

  • Phẫu thuật tạo hình vòng van, phẫu thuật sửa van hoặc phẫu thuật thay van hai lá.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nature's Gold Co-Enzyme Q10 150mg - Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ
Hộp 60 viên

Nature's Gold Co-Enzyme Q10 150mg - Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ

799.000₫
CoQ10 100mg Olympian Labs - Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, cải thiện chức năng tim
Freeship
Freeship
Hộp 60 viên

CoQ10 100mg Olympian Labs - Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, cải thiện chức năng tim

675.000₫
Bi Q10 - Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Hộp 60 viên

Bi Q10 - Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch

600.000₫
-10%
Blackmores Cholesterol Health - Hỗ trợ giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch
Chai 60 viên

Blackmores Cholesterol Health - Hỗ trợ giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

718.000₫
798.000₫
-2%
Doppelherz Coenzyme Q10 - Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Hộp 30 viên

Doppelherz Coenzyme Q10 - Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm mệt mỏi

324.000₫
330.000₫
CoQ10 60mg Olympian Labs - Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Freeship
Freeship
Hộp 30 viên

CoQ10 60mg Olympian Labs - Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

385.000₫
Bi-Cozyme - Hỗ trợ phòng chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim
Hộp 30 viên

Bi-Cozyme - Hỗ trợ phòng chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim

500.000₫
Bi Q10 Max - Hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường duy trì sức khỏe tim mạch
Hộp 30 viên

Bi Q10 Max - Hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường duy trì sức khỏe tim mạch

450.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng