Hội Chứng Dressler: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng Dressler là gì?
  • Nguyên nhân gây hội chứng Dressler
  • Triệu chứng hội chứng Dressler
  • Chẩn đoán hội chứng Dressler
  • Thăm khám lâm sàng:
  • Xét nghiệm loại trừ:
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị biến chứng

Hội chứng Dressler

- Ngày đăng:09/03/2024
Hội chứng Dressler thường xuất hiện sau cơn nhồi máu cơ tim, phẫu thuật tim hoặc chấn thương ngực và gây ra các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Mục lục
  • Hội chứng Dressler là gì?
  • Nguyên nhân gây hội chứng Dressler
  • Triệu chứng hội chứng Dressler
  • Chẩn đoán hội chứng Dressler
  • Thăm khám lâm sàng:
  • Xét nghiệm loại trừ:
  • Điều trị bằng thuốc
  • Điều trị biến chứng

Hội chứng Dressler là gì?

Hội chứng Dressler là một dạng viêm màng ngoài tim thứ phát có hoặc không có tràn dịch màng phổi xảy ra ở những người đã từng bị các tổn thương trên tim hoặc sau phẫu thuật tim. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải hội chứng hiếm gặp này.

Nguyên nhân gây hội chứng Dressler

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Dressler vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên một số quan sát cho thấy hội chứng này thường xuất hiện sau các chấn thương trên tim. Điều này có thể do hệ thống miễn dịch phản ứng lại các tổn thương trên tim bằng cách gửi các kháng thể đến làm sạch và sửa chữa. Đôi khi phản ứng này có thể gây viêm màng ngoài tim.

Nguyên nhân gây hội chứng Dressler
Nhồi máu cơ tim là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Dressler.

Triệu chứng hội chứng Dressler

Các triệu chứng của hội chứng Dressler xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng sau cơn nhồi máu cơ tim, phẫu thuật hoặc các chấn thương ở ngực, gồm có:

  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực, khó thở khi nằm xuống hoặc sau hoạt động thể chất. Một số trẻ em có cảm giác buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh với tiếng đập màng ngoài tim.
  • Mệt mỏi.
  • Tràn dịch ngoài tim.
  • Đau khớp.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.

Chẩn đoán hội chứng Dressler

Thăm khám lâm sàng:

  • Hỏi thăm về tình trạng bệnh, triệu chứng người bệnh gặp phải.
  • Tiền sử bệnh trước đó như đau tim, các phẫu thuật tim, chấn thương vùng ngực,...
  • Tiếng cọ xát màng ngoài tim thông qua ống nghe.
Chẩn đoán hội chứng Dressler
Bệnh nhân mắc hội chứng Dressler thường có nhịp tim nhanh kèm theo tiếng cọ xát màng ngoài tim.

Xét nghiệm loại trừ:

  • Xét nghiệm máu: kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng hay không
  • Xét nghiệm CRP: đánh giá tình trạng viêm
  • Tốc độ lắng hồng cầu: xem xét tình trạng viêm, nhiễm trùng
  • Điện tâm đồ: Xem xét các hoạt động điện bất thường trong tim
  • Chụp X-quang ngực: Kiểm tra kích thước tim, nếu chất lỏng tích tụ sẽ làm tăng kích thước tim
  • Siêu âm tim: Phát hiện các chất lỏng xung quanh tim.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT: Kiểm tra chất dịch nhầy dư thừa trong màng ngoài tim hoặc màng ngoài tim dày lên.

Điều trị hội chứng Dressler

Mục tiêu điều trị hội chứng Dressler chủ yếu là kiểm soát triệu chứng viêm bằng thuốc, nếu có biến chứng sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ màng ngoài tim.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,... Nếu triệu chứng thuyên giảm bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều, thường dùng từ 4-6 tuần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với NSAID, sẽ chuyển qua điều trị bằng Corticoid hoặc Colchicine.

Điều trị biến chứng

Thoát chất lỏng dư thừa

Đối với chèn ép tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt cần dẫn lưu màng ngoài tim. Chọc dò màng tim với dẫn lưu catheter (thường từ 24 đến 48 giờ) và bắt đầu điều trị kháng viêm có thể điều trị đáng kể cho bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim.

Điều trị hội chứng Dressler
Kỹ thuật chọc hút dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm.

Nếu tràn dịch là toàn thể (bao quanh toàn bộ tim) và có thể nhìn thấy ở phía trước (phía trước tâm thất phải), phương pháp tiếp cận Subxiphoid để chọc dò màng ngoài tim được khuyến cáo cùng với hướng dẫn siêu âm tim.

Loại bỏ màng ngoài tim

Phẫu thuật cắt màng ngoài tim nếu thuốc không mang lại hiệu quả và các biến chứng nặng hơn.

Phòng ngừa hội chứng Dressler

Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng thuốc chống viêm Colchicine (Colcrys, Gloperba, Mitgare) trước khi phẫu thuật tim có thể giúp ngăn ngừa hội chứng Dressler.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng