
Bổ sung canxi cho bà bầu như thế nào là đúng, là đủ? Bổ sung vào lúc nào là hợp lý? Là những câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Những kiến thức chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu bổ sung canxi đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Kẽm là nguyên tố khoáng vi lượng đứng hàng thứ 6 trong cơ thể con người, chỉ chiếm 2-3g trọng lượng cơ thể nhưng nó lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của cơ thể đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn “trầm kha” ở trẻ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi (do thời kì này các tế bào phát triển rất nhanh), trong việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Kẽm kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và lympho T, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.
Do đó, thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
Ngoài 2 vai trò quan trọng trên, kẽm còn giúp hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như: đồng (Cu), mangan (Mn), magne (Mg),... Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thiếu kẽm bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân tiêu biểu có thể kể đến gồm:
Kẽm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì thế, khi mẹ thấy bé có những biểu hiện sau đây thì nên bổ sung kẽm cho bé. (Lưu ý: Nên đưa bé đi khám trước khi bổ sung để bổ sung đủ lượng kẽm mà cơ thể bé cần)
Đối với trẻ ở thiếu kẽm nhẹ sẽ có các biểu hiện: biếng ăn, tiêu chảy kéo dài, cơ bắp nhão, teo, rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn, thiếu máu dinh dưỡng, buồn bực, cáu gắt, kém linh hoạt, hay quấy khóc, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn…
Trẻ thiếu kẽm nặng: ngoài những dấu hiệu trên, trẻ thiếu kẽm nặng còn có thêm các biểu hiện: không ăn thịt, khóc đêm kéo dài, nôn kéo dài không rõ nguyên nhân, kẽm huyết thanh giảm xuống dưới 70 mcg/dl ở trẻ em, chậm tăng trưởng, viêm da (tổn thương thường ở mặt duỗi của chi trên và dưới), viêm quanh lỗ tự nhiên, chậm trưởng thành giới tính và bất lực, thiểu năng sinh dục và các tổn thương biểu mô khác (viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng lông, rụng tóc).
Không những thế, trẻ còn suy giảm miễn dịch; rối loạn hành vi, cảm xúc; quáng gà; bị các bệnh viêm da, chàm; chậm lành vết thương, vết loét do nằm lâu; giảm thèm ăn và tiêu thụ thức ăn; tổn thương ở mắt bao gồm chứng sợ ánh sáng, mất thích nghi với bóng tối.
Thời điểm cho trẻ uống kẽm tốt nhất là trước khi ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Thời gian bổ sung kẽm tuỳ thuộc diễn biến, tình trạng bệnh tật và dinh dưỡng của cơ thể của trẻ, trên thực tế trung bình 3-4 tháng.
Việc bổ sung kẽm cho cơ thể rất quan trọng, tuy nhiên cần dựa theo tuổi để bổ sung hàm lượng kẽm thích hợp. Cụ thể:
Có thể nói, kẽm là vi chất rất quan trọng, do đó, ngay từ khi mang thai mẹ bầu đã cần phải bổ sung kẽm để giúp con có thể phát triển tốt về thể chất lẫn trí não. Đồng thời cũng giúp ngăn ngừa được tình trạng sinh non ở người mẹ.
Để có thể phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ tốt nhất và không gây dư thừa lượng kẽm trong cơ thể mẹ cần “chẩn đoán thiếu kẽm” cho trẻ bằng cách đưa trẻ đến khám. Dựa vào lâm sàng, kết hợp với việc làm xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc và enzyme phosphatase kiềm. Kẽm trong máu bình thường ở mức 100 microgam/100ml, được coi là thiếu khi ở mức bằng hay thấp hơn 70 microgam/100ml.
Xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho bé, cho bé ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nhộng tằm, thịt bò, thịt cóc (thịt cóc phải làm thật kỹ, bỏ hết ruột, gan, trứng và da) và tăng thức ăn có chứa hàm lượng kẽm cao như: rau mồng tơi, gan cá, gan heo…
Đồng thời, tăng thức ăn chứa nhiều chất giúp hấp thu kẽm như những axit-amin có chứa sulfua như methionin, lysine và cysteine. Các chất này kết hợp với kẽm tạo nên những dung dịch kẽm hay những phức hợp kẽm.
Ngoài ra, để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ còn nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Phòng ngừa thiếu kẽm khi còn là thai nhi và đang bú mẹ
Phụ nữ mang thai cần bổ sung kẽm bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng, hoặc ăn nhiều hạnh nhân, lạc, vừng, đậu xanh, ăn thịt bò, thịt cừu, thịt heo, uống sữa cho bà bầu,… để giúp cung cấp lượng kẽm cần thiết cho cả 2 mẹ con.
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cho không cho bé cai sữa sớm trước 12 tháng; sau 4-6 tháng do trẻ phát triển nhanh và nhu cầu tăng, nếu thiếu sữa mẹ phải cho trẻ bú thêm sữa bò; trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg phải bổ sung kẽm ngay từ tháng thứ hai sau sinh.
Trên đây là toàn bộ bài viết về công dụng của kẽm, thời điểm bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ và những kiến thức xoay quanh, hy vọng qua bài viết này mẹ đã hiểu rõ được mức độ quan trọng của loại vi chất này từ đó phát hiện và bổ sung kẽm kịp thời cho con để giúp con phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.
Bổ sung canxi cho bà bầu như thế nào là đúng, là đủ? Bổ sung vào lúc nào là hợp lý? Là những câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu. Những kiến thức chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu bổ sung canxi đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Như các mẹ đã thấy, thời tiết thay đổi trẻ rất dễ bị ho, vì thế việc chuẩn bị một lọ siro trị ho tại nhà cho trẻ là hết sức cần thiết. Hôm nay nhà thuốc Phương Chính sẽ hướng dẫn các mẹ cách làm một số loại siro trị ho cho bé.
Mẹ đang phân vân không biết trẻ dưới 3 tuổi có nên bổ sung dầu cá Omega-3 (DHA) không? DHA có tầm quan trọng như thế nào đối với trẻ? Có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Vậy thì nội dung phía dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ.
Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.