Hội Chứng Catatonia: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng Catatonia là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng Catatonia
  • Triệu chứng của hội chứng Catatonia
  • Chẩn đoán hội chứng Catatonia
  • Điều trị hội chứng Catatonia
  • Phòng ngừa hội chứng Catatonia

Hội chứng Catatonia

- Ngày đăng:07/03/2024
Thật bất thường khi nhìn thấy những người ngồi trong một góc, hoàn toàn câm và bất động, trong khi nhìn chằm chằm quanh phòng. Đôi khi, cánh tay của họ được nâng lên và giữ nguyên tư thế đó trong nhiều giờ hoặc cho đến khi trạng thái bí ẩn của họ dừng lại. Thậm chí có những người đã không ăn hoặc không uống trong một hoặc hai ngày khi ở trong tình trạng được gọi là Catatonia.
Mục lục
  • Hội chứng Catatonia là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng Catatonia
  • Triệu chứng của hội chứng Catatonia
  • Chẩn đoán hội chứng Catatonia
  • Điều trị hội chứng Catatonia
  • Phòng ngừa hội chứng Catatonia

Hội chứng Catatonia là gì?

Catatonia là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi một loạt các rối loạn tâm thần vận động riêng biệt. Người bệnh thường tỏ ra thu mình và không nhận thức được xung quanh. Có 3 dạng Catatonia: chậm phát triển, kích thích và ác tính.

  • Catatonia chậm phát triển với các biểu hiện bất động, nhìn chằm chằm, im lặng, cứng nhắc, rút ​​lui từ chối ăn, nhăn nhó, tiêu cực, mềm dẻo như sáp, nói lặp lại, khuôn mẫu, dài dòng và sự vâng lời tự động
  • Catatonia kích thích đặc trưng bởi tình trạng kích động tinh thần, họ có thể bắt chước các chuyển động của một người đang cố gắng giúp đỡ họ.
  • Catatonia ác tính thường có các biến chứng đe dọa tính mạng thay đổi về huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể, nhịp thở hoặc nhịp tim.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Catatonia

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác tại sao Catatonia lại xảy ra. Một số bệnh lý và thần kinh thường gặp có liên quan bao gồm:

  • Rối loạn phát triển thần kinh
  • Rối loạn tâm thần.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn trầm cảm.
  • Bệnh Parkinson.
  • Viêm não, một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến não.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần.
  • Các bất thường về não do thừa hoặc thiếu chất dẫn truyền thần kinh.
  • Các rối loạn khác như thiếu folate ở não, bệnh tự miễn.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Catatonia
Hội chứng Catatonia thường phát triển sau một bệnh lý tiềm ẩn như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt.

Các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Catatonia:

  • Phụ nữ có nguy cơ cao hơn và tăng dần theo tuổi.
  • Người có các bệnh có liên quan đến tâm thần.
  • Phụ nữ trầm cảm sau sinh.
  • Sử dụng cocain.

Triệu chứng của hội chứng Catatonia

Catatonia có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần, vài tháng hoặc vài năm và tái phát thường xuyên trong nhiều tuần đến nhiều năm sau đợt đầu tiên.

Những người bị Catatonia có thể trải qua nhiều triệu chứng. Triệu chứng phổ biến nhất là sững sờ, không thể di chuyển, nói hoặc phản ứng với các kích thích. Họ có thể giữ nguyên vị trí trong một thời gian dài, phản hồi cuộc trò chuyện bằng cách lặp lại những gì họ đã nghe.

Triệu chứng của hội chứng Catatonia
Người mắc Catatonia có thể giữ nguyên tư thế trong một khoảng thời gian đáng kể.

Đối với Catatonia hưng phấn, các triệu chứng đặc trưng cho chứng bao gồm di chuyển quá mức, bất thường, hành vi kích động, bồn chồn. Trường hợp Catatonia ác tính gây ra những triệu chứng nghiêm trọng nhất như mê sảng, sốt, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tím tái. 

Chẩn đoán hội chứng Catatonia

Các bác sĩ có thể chẩn đoán một người nào đó là Catatonia nếu họ có bất kỳ ba dấu hiệu nào sau đây:

  • Không phản ứng với người khác hoặc môi trường xung quanh họ
  • Không nói.
  • Giữ cơ thể trong một tư thế bất thường.
  • Chống lại những người cố gắng điều chỉnh cơ thể của họ.
  • Kích động.
  • Lặp đi lặp lại, di chuyển dường như vô nghĩa.
  • Bắt chước lời nói hoặc chuyển động của người khác.

Kết hơpj thêm một số xét nghiệm loại trừ khác:

  • Xét nghiệm máu: Loại trừ sự mất cân bằng điện giải. Thuyên tắc phổi hoặc cục máu đông trong phổi, có thể dẫn đến các triệu chứng Catatonia thông qua xét nghiệm D-dimer.
  • Chụp CT hoặc MRI: Xem tình trạng có khối u não hoặc sưng.
  • Điện não đồ: Kiểm tra hoạt động của não, có thể loại trừ động kinh hoặc co giật.

Điều trị hội chứng Catatonia

Điều trị bằng thuốc là cách tiếp cận đầu tiên để điều trị chứng Catatonia, Thuốc chính được sử dụng là Benzodiazepine vì tính an toàn và hiệu quả. Ngoài ra thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng có thể được kê và các loại thuốc cụ thể khác dựa trên trường hợp của từng cá nhân như Amobarbital, Bromocriptine, Carbamazepine, Lithium carbonate, Zolpidem.

Một lựa chọn điều trị khác là liệu pháp sốc điện (ECT) được tiến hành trong bệnh viện dưới sự giám sát y tế. Sau khi một người được gây mê, một thiết bị đặc biệt sẽ tạo ra một cú sốc điện lên não. Điều này gây ra một cơn co giật trong não trong khoảng thời gian khoảng một phút. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng catatonia và dùng khi Catatonia nghiêm trọng, thuốc an thần không hoạt động, người đã bị Catatonia trước đó.

Điều trị hội chứng Catatonia
Liệu pháp sốc điện (ECT) là một lựa chọn hiệu quả cho hội chứng Catatonia nghiêm trọng.

Phòng ngừa hội chứng Catatonia

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể được đưa ra. Tuy nhiên, nên hạn chế lạm dụng quá nhiều thuốc làm dịu thần kinh vì có thể làm trầm trọng các triệu chứng Catatonia.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng