Bệnh Cúm Mùa: Triệu Chứng, Điều Trị & Phòng Ngừa
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Cúm mùa là gì?
  • Triệu chứng cúm mùa
  • Chẩn đoán cúm mùa
  • Điều trị cúm mùa
  • Phòng chống cúm mùa
  • Câu hỏi thường gặp về cúm mùa
  • Cúm mùa có nguy hiểm không?
  • Phân biệt giữa cúm mùa và cúm thông thường?
  • Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cúm mùa không?
  • Tiêm vắc xin cúm mùa có an toàn không?
  • Tiêm vắc xin cúm mùa vào thời điểm nào?

Cúm mùa

- Ngày đăng:03/10/2023
Cúm mùa là một vấn đề sức khỏe phổ biến, thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa. Bệnh có thể truyền từ người này sang người khác và gây ra các triệu chứng khó chịu như sốt, ho, đau cơ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng rõ hơn tìm hiểu về triệu chứng, cách điều trị và phòng chống bệnh cúm mùa.
Mục lục
  • Cúm mùa là gì?
  • Triệu chứng cúm mùa
  • Chẩn đoán cúm mùa
  • Điều trị cúm mùa
  • Phòng chống cúm mùa
  • Câu hỏi thường gặp về cúm mùa
  • Cúm mùa có nguy hiểm không?
  • Phân biệt giữa cúm mùa và cúm thông thường?
  • Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cúm mùa không?
  • Tiêm vắc xin cúm mùa có an toàn không?
  • Tiêm vắc xin cúm mùa vào thời điểm nào?

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một căn bệnh lây nhiễm phổ biến, do virus cúm mùa A hoặc B gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, chủ yếu vào mùa đông và có thể lan truyền rất nhanh từ người này sang người khác.

Virus cúm A có khả năng biến đổi, tạo ra các biến chủng mới và khả năng lây nhiễm cao. Mặt khác, virus cúm B thay đổi chậm, không gây ra những đợt lây nhiễm lớn như virus cúm A.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết cúm A và cách điều trị

Triệu chứng cúm mùa

Triệu chứng của cúm mùa thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng từ 1 đến 4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt cao (trên 38 độ C)
  • Đau đầu
  • Đau họng, ho
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau cơ và xương
  • Ở trẻ em có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.

Các triệu chứng của bệnh có thể dần biến mất sau 5 đến 7 ngày tùy theo tình trạng bệnh, sức khỏe mỗi người, tuy nhiên vẫn có trường hợp kéo dài hơn.

Triệu chứng của cúm mùa A

Chẩn đoán cúm mùa

Chẩn đoán cúm mùa thường dựa trên các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các kết quả xét nghiệm tổng thể phân tích máu, RT-PCR,... và các kết quả chụp X-quang hoặc chụp CT khi bệnh tiến nặng gây tổn thương phổi. 

  • RT-PCR: Phương pháp có độ nhạy cao, phân biệt nhanh các loại cúm và cho kết quả sau 4-6 giờ.
  • Miễn dịch huỳnh quang: Ứng dụng kháng thể huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên cúm, thời gian cho kết quả sau vài giờ nhận mẫu. Độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp này thấp hơn so với phân lập virus nuôi cấy trong tế bào.
  • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Thời gian cho kết quả từ 10-15 phút, độ nhạy là 70%, độ đặc hiệu là 100%.
  • Phân lập virus: Nuôi cấy virus với mẫu bệnh phẩm hô hấp.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Xét nghiệm cơ bản để đánh giá tình trạng cô đặc máu hoặc bội nhiễm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm CRP: Đánh giá tình trạng bội nhiễm đường hô hấp.
  • Điện giải đồ, men gan, chức năng thận: Chỉ định trong các trường hợp sốt cao gây mất nước, khó thở,...
  • Chụp X-quang phổi, chụp CT phổi: Đánh giá tổn thương phổi
  • Nội soi tai mũi họng ống mềm: Kiểm tra các tổn thương bên trong vùng tai mũi họng.

Chẩn đoán cúm mùa

Điều trị cúm mùa

Phương pháp điều trị: Giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng histamin, giảm ho, đau rát cổ họng,... 

Cách chữa cúm mùa tại nhà cho các trường hợp nhẹ:

  • Uống thuốc theo chỉ định của chuyên gia y tế, trường hợp sốt, đau đầu người dùng của thể sử dụng các thuốc thêm các thuốc hạ sốt không kê đơn. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và các trường hợp đặc biệt cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh sát khuẩn họng bằng nước muối từ 2-3 lần/ngày.
  • Trường hợp sổ mũi, nghẹn mũi có thể sử dụng thêm các loại dung dịch rửa mũi hoặc thuốc xịt mũi khi cần thiết.
  • Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu

Khi dấu hiệu của bệnh ngày càng trở nên nặng hơn, đặc biệt khi bệnh nhân cảm thấy khó thở, tức ngực, co giật,... cần đưa tới cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh chuyển biến thành bệnh lý nghiêm trọng.

Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza). Thay vào đó, bệnh nhân nên đi khám sức khỏe và dùng khi có chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn như viêm da, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ.

Phòng chống cúm mùa

  • Tiêm vắc-xin: Đây là cách phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ bạn khỏi cúm mùa. Vắc-xin cúm mùa được sản xuất hàng năm và khuyến cáo tiêm cho mọi người từ 6 tháng trở lên.
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên và sử dụng dung dịch sát khuẩn để giúp loại bỏ virus cúm mùa.
  • Tránh tiếp xúc với người bị cúm mùa: Hãy tránh tiếp xúc với những người bị cúm mùa để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang là một cách hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm virus cúm mùa.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn uống đầy đủ, đủ giấc ngủ và vận động thường xuyên.   

>> Xem thêm: Cách phòng tránh cúm khi mang thai, Cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh            

Câu hỏi thường gặp về cúm mùa

Cúm mùa có nguy hiểm không?

Cúm mùa không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cúm mùa có nguy hiểm không

Phân biệt giữa cúm mùa và cúm thông thường?

Cúm mùa và cúm thông thường có triệu chứng tương tự nhau, bao gồm sốt, đau đầu, đau cơ và khớp. Tuy nhiên, cúm mùa thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn.

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cúm mùa không?

Không, bệnh cúm mùa là do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị căn bệnh này.

Tiêm vắc xin cúm mùa có an toàn không?

Tiêm vắc xin cúm mùa là một phương pháp phòng ngừa cúm mùa an toàn và hiệu quả. Giống như nhiều loại vắc xin khác, tiêm vắc xin cúm mùa có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc đau đầu.

Tiêm vắc xin cúm mùa vào thời điểm nào?

  • Tiêm vắc xin trước khi mùa cúm: Nên tiêm từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, trước khi mùa cúm bùng phát. Trước mùa cúm từ 2 tuần đến 1 tháng, cơ thể sẽ có đủ thời gian để sản xuất kháng thể chống lại virus cúm mùa trước khi mùa bệnh đến.
  • Tiêm vắc xin khi dịch cúm đang hoành hành: Nếu bạn đã bỏ lỡ thời điểm tiêm vắc xin trước mùa cúm và hiện tại dịch bệnh đang diễn ra, hãy nhanh chóng tiêm ngay vắc xin để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh tật.
  • Tiêm vắc xin sau khi bị cúm mùa: Nếu bạn đã mắc bệnh cúm mùa trong mùa bệnh trước, hãy tiêm vắc xin sau khi hồi phục để giảm thiểu nguy cơ mắc lại trong mùa bệnh tiếp theo.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến bệnh cúm mùa, hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng chống cúm mùa.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
Tags:

Sản phẩm liên quan

Nước súc họng Medoral Chlorhexidin hỗ trợ điều trị viêm họng
Chai 125ml

Nước súc họng Medoral Chlorhexidin hỗ trợ điều trị viêm họng

50.000₫
Xịt mũi Smartbibi Nasal - Giúp trẻ giảm sổ mũi, nghẹt mũi
Chai 15ml

Xịt mũi Smartbibi Nasal - Giúp trẻ giảm sổ mũi, nghẹt mũi

225.000₫
Fitobimbi Tussiflux Junior - Hỗ trợ giảm ho, viêm họng do cảm cúm
Chai 200ml

Fitobimbi Tussiflux Junior - Hỗ trợ giảm ho, viêm họng do cảm cúm

325.000₫
Pactol Alergia Kids - Hỗ trợ giảm ho, làm dịu cổ họng cho trẻ
Chai 150ml

Pactol Alergia Kids - Hỗ trợ giảm ho, làm dịu cổ họng cho trẻ

173.000₫
Smartbibi Flu C - Hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm
Chai 100ml

Smartbibi Flu C - Hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

185.000₫
(1)
Otosan Throat Gel Forte - Gel ngậm họng hỗ trợ giảm kích ứng, đau rát họng
Hộp 14 gói

Otosan Throat Gel Forte - Gel ngậm họng hỗ trợ giảm kích ứng, đau rát họng

298.000₫
Xịt họng Otosan Throat Spray - Hỗ trợ giảm ho, nóng rát, kích ứng vùng hầu họng
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng