Tất Tần Tật Về Bệnh Bạch Hầu, Triệu Chứng Và Biện Pháp Phòng Ngừa
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Bệnh bạch hầu là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
  • Triệu chứng, dấu hiệu bệnh bạch hầu
  • Chẩn đoán bệnh bạch hầu
  • Điều trị bệnh bạch hầu
  • Phòng ngừa bệnh bạch hầu
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Bệnh bạch hầu

- Ngày đăng:18/11/2023
Bệnh bạch hầu là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nếu không phát hiện và xử trí khịp thời có thể gây tử vong. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Mục lục
  • Bệnh bạch hầu là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
  • Triệu chứng, dấu hiệu bệnh bạch hầu
  • Chẩn đoán bệnh bạch hầu
  • Điều trị bệnh bạch hầu
  • Phòng ngừa bệnh bạch hầu
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính thường gặp ở vùng hầu, họng, thanh quản, mũi hoặc cũng có thể ở da, kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Bệnh thường do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, gây viêm và tổn thương màng nhầy.

Bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, suy tim, viêm thận, suy thận và viêm não. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong.

Bệnh bạch hầu là gì
Bệnh bạch hầu là một căn bệnh lây nhiễm và có thể lây từ người này sang người.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, đây là một trực khuẩn gram dương ái khí, không di động. Vi khuẩn này có 3 typ là Gravis, Mitis và Intermedius. Trong đó, dạng Gravis là độc lực nhất và thường gây ra các ca bệnh nặng.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thường cư trú ở niêm mạc mũi, họng, thanh quản của người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Khi bị nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ phát triển và sản xuất ngoại độc tố, gây ra các triệu chứng và biểu hiện của bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt nước bọt hoặc dịch tiết chứa vi khuẩn có thể bắn sang người lành. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm bệnh hoặc qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh gây bệnh bạch hầu gồm:

  • Những người chưa được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin bạch hầu có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Trẻ em và người già là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn so với người lớn. Trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và chưa được tiêm phòng đầy đủ, trong khi người già thường có sức đề kháng kém hơn và dễ bị tổn thương niêm mạc họng, thanh quản.
  • Những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là những người bị bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch, HIV hoặc đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn.
  • Những người sống trong khu vực đông đúc, chật hẹp và mất vệ sinh.
  • Những người du lịch đến nơi đang có dịch bạch cầu xảy ra.

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện sau 2-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Hình thành màng dày, màu xám bao phủ amidan, vùng hầu họng
  • Đau họng, ho, khàn tiếng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Sưng các hạch ở cổ
  • Mệt mỏi, đau đầu, da xanh tái, toàn thân đau nhức
  • Khó thở, thở nhanh
  • Chảy nước mũi.

Biến chứng nặng nhất có thể xảy ra của bệnh bạch hầu là suy hô hấp hoặc tử vong do hình thành màng giả làm tắc nghẽn đường thở. Các biến chứng khác có thể xảy ra gồm rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, block tim, viêm phổi thứ phát, sốc nhiễm trùng,...

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh bạch hầu
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bạch hầu.

Chẩn đoán bệnh bạch hầu

Lâm sàng: Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ bệnh bạch hầu dựa các triệu chứng trên lâm sàng của bệnh nhân cũng như sự hiện diện của màng giả trong cổ họng, đồng thời khai thác lịch sử tiêm chủng trước đó.

Chẩn đoán phân biệt: Một số bệnh sẽ có triệu chứng tương tự bệnh bạch hầu, chẳng hạn như viêm họng có giả mạc mủ hoặc viêm amidan có hốc mủ,...

Xét nghiệm: Sử dụng phương pháp soi kính hiển vi hoặc phân lập vi khuẩn bạch hầu trên môi trường đặc hiệu đối với dịch nhầy ở thành họng hoặc giả mạc. 

Điều trị bệnh bạch hầu

Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc ai đó trong gia đình bị bệnh bạch hầu, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị bệnh bạch hầu thường bao gồm các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc kháng độc tố bạch hầu: Thuốc kháng độc tố bạch hầu làm giảm sự tiến triển của bệnh bằng cách liên kết độc tố bạch hầu. 
  • Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp bệnh bạch hầu, kháng sinh sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
  • Điều trị các triệu chứng: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc ho để giúp giảm các triệu chứng như đau họng và ho.

Bên cạnh việc ngăn ngừa và điều trị triệu chứng bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối cho đến khi sức khoẻ tốt trở lại. 

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Tiêm vắc-xin phòng bệnh

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh. Vắc-xin này được đưa vào lịch tiêm chủng quốc gia và được tiêm miễn phí cho trẻ em dưới 5 tuổi tại các cơ sở y tế công cộng.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tồn tại trên các bề mặt trong một thời gian dài. Do đó, việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, lau sàn nhà và các bề mặt bằng dung dịch khử trùng.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè bị bệnh bạch hầu, hãy hạn chế tiếp xúc với họ và đeo khẩu trang khi giao tiếp. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh, hãy đi khám và điều trị kịp thời để không lây lan bệnh cho người khác.

Để hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu, dấu hiệu nhận biết sớm, mời bạn tham khảo thêm video bên dưới:

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng