Dấu Hiệu Nhận Biết Cúm A Và Cách Điều Trị
phuongchinh-logo

Dấu hiệu nhận biết cúm A và cách điều trị

- Ngày đăng:12/05/2023
Bệnh cúm A lây truyền rất nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát thành dịch, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp bị nặng, tiến triển nhanh, dễ dấn đến tử vong. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cúm A và hướng xử lý. Mọi người tham khảo để có thêm kinh nghiệm phòng khi trong giai đình có người mắc cúm.

Xem nhanh

  • Dấu hiệu nhận biết cúm A H1N1
    • Các triệu chứng điển hình của cúm A/H1N1 bao gồm:
  • Những ai dễ mắc bệnh cảm cúm?
  • Phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1?
    • 1. Nhanh chóng đến trung tâm y tế xét nghiệm
    • 2. Cách ly khi bị bệnh

Dấu hiệu nhận biết cúm A H1N1

Các triệu chứng của virus cúm A/H1N1 ở người cũng tương tự như các triệu chứng cúm theo mùa và bao gồm sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, nhức mỏi cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi, đôi khi có thể tiêu chảy.

Bệnh liên quan đến virus cúm A/H1N1 có dao động từ nhẹ đến nặng. Đa số những người bị bệnh có thể hồi phục mà không cần dùng thuốc điều trị, nhưng cũng có trường hợp phải nhập viện và có chuyển biến xấu dẫn đến tử vong.

Các triệu chứng điển hình của cúm A/H1N1 bao gồm:

- Bệnh nhân sẽ bị sốt trên 38 độ C, rét run, đau họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ớn lạnh, cơ thể đau nhức cơ - khớp, mệt mỏi

- Một số người còn có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy

- Trường hợp nặng hơn sẽ có biểu hiện khó thở, viêm phổi

- Triệu chứng cúm A/H1N1 rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Để phân biệt bị cúm A/H1N1 hay nhiễm cúm thông thường, cách tốt nhất là làm xét nghiệm dịch mũi họng. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để khám ngay khi bạn có các triệu chứng nghi ngờ kể trên, đặc biệt là khi đang có mùa dịch cúm A/H1N1.

Các triệu chứng điển hình của cúm A/H1N1
Các triệu chứng của cúm A dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.

Những ai dễ mắc bệnh cảm cúm?

Những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm bao gồm:

Cúm H1N1 cũng như cúm theo mùa, những người dễ gặp nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do cúm là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai, và người ở mọi lứa tuổi có các bệnh mạn tính: đái tháo đường, bệnh suy tim, bệnh gan, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, huyết áp cao, trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài...

Phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1?

1. Nhanh chóng đến trung tâm y tế xét nghiệm

Hãy khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau nghi ngờ bị cúm A/H1N1:

Đối với trẻ em:

- Trẻ thở nhanh, cảm giác khó thở

- Da xanh, niêm mạc nhợt

- Không uống được nước, nôn mửa nhiều lần, hay nôn liên tục

- Trẻ ngủ li bì, mệt không chịu chơi

- Có thể hết sốt 1 - 2 ngày, đỡ sổ mũi, nhưng sau đấy lại sốt, ho nhiều hơn.

Xem thêm >>> Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?

Đối với người trưởng thành:

- Khó thở, thở nhanh

- Cảm giác đau, chèn ép ngực, bụng

- Hay bị choáng. Không tỉnh táo

- Nôn, mửa tăng lên nhiều lần, liên tục

- Tình trạng dần một nặng lên, ho sốt ngày càng nặng lên.

2. Cách ly khi bị bệnh

- Nếu có thể được, nên chọn duy nhất một người khỏe mạnh trong gia đình trực tiếp chăm sóc người bệnh.

- Không nên để những người thuộc nhóm người có nguy cơ dễ bị bệnh cúm nặng (trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có bệnh mạn tính, người bị bệnh tim , phổi..., người lớn trên 65 tuổi) trực tiếp chăm sóc người bệnh.

- Tất cả các thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch sẽ ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở trong phòng người bệnh, tiếp xúc với khu vực có người bệnh.

- Rửa tay thường xuyên nhiều lần trong ngày với nước và xà phòng hoặc chà xát hai bàn tay vào nhau với chất diệt khuẩn.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi cần tiếp xúc phải mang khẩu trang che kín mũi miệng.

- Mỗi người trong gia đình sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, không sử dụng chung với người bệnh: khăn mặt, bàn chải đánh răng

nên có khăn mặt, khăn lau tay riêng với màu sắc khác nhau để không bị lẫn lộn.

- Không dùng chung ly, tách, chén, muỗng, đũa, chăn màn, chiếu, gối... với người bệnh.

- Những khu vực sinh hoạt chung trong gia đình (nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp, phòng khách...) phải được mở cửa thường xuyên để được thông thoáng.

- Tham khảo ý kiến của thầy thuốc về chỉ định dùng thuốc kháng virus dự phòng cho những người thuôc nhóm có nguy cơ dễ bị bệnh cúm nặng trong gia đình.

- Tất cả các thành viên trong gia đình và người trực tiếp chăm sóc người bệnh phải tự đo thân nhiệt mỗi ngày và chú ý phát hiện triệu chúng cúm để được xử trí kịp thời.

- Sau khi hết sốt không cần sử dụng thuốc hạ sốt, lúc này người bệnh cần ở nhà ít nhất 24 giờ. Không tiếp xúc nơi đông người, cách ly với người thân, bạn bè để tránh lây lan cho người khác.

Cúm A/H1N1 là một căn bệnh nguy hiểm, chúng có thể đe dọa tính mạng của bạn và những người trong gia đình bạn. Vì thế, hãy luôn chủ động giữ sức khỏe của bản thân mình và các thành viên trong gia đình. Hãy tiêm phòng vắc xin đầy đủ, nếu nghi ngờ người thân hay cơ thể mình bị bệnh hãy nhanh chóng đi xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Tags:
Bài viết cùng danh mục
Dấu hiệu nhận biết cúm A và cách điều trị

Bệnh cúm A lây truyền rất nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát thành dịch, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp bị nặng, tiến triển nhanh, dễ dấn đến tử vong. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cúm A và hướng xử lý. Mọi người tham khảo để có thêm kinh nghiệm phòng khi trong giai đình có người mắc cúm.

5 Món ăn giúp giảm đau lưng tại nhà hiệu quả, dễ làm

Đau lưng là những cơn đau cấp hoặc mãn tính ở vùng cột sống thắt lưng do cột sống bị thoái hóa, là cảm giác đau phía sau của cơ thể trong đó đau ở vùng thắt lưng là phổ biến nhất. Tủy sống, rễ thần kinh, cột sống và các cơ quan lân cận là nguyên nhân gây tình trạng đau. Ngoài việc nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn, người bệnh nên bổ sung thêm một số món ăn tại nhà giúp giảm đau hiệu quả.

Sản phẩm liên quan
Viên ngậm IgYGate F - Hỗ trợ phòng ngừa bệnh cúm
Viên ngậm IgYGate F - Hỗ trợ phòng ngừa bệnh cúm
Xuất xứ:Nhật Bản
Thương hiệu:EW Nutrition
340.000₫
Bài viết liên quan
8 Cách phòng tránh cúm khi mang thai

Chắc hẳn những người mẹ mang thai ai cũng lo lắng sợ bị cúm trong giai đoạn mang thai, vì nếu trong giai đoạn mang thai bị cúm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách phòng tránh cúm khi mang thai mà nhà thuốc Phương Chính muốn chia sẻ cho các mẹ.

Canxi hữu cơ là gì? Top 8 canxi hữu cơ cho người lớn tốt nhất 2024

Canxi hữu cơ hiện đang là loại canxi yêu thích bởi khả năng hấp thu cao và chuyển hóa tốt, ít gây táo bón hay lắng đọng ở thận. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa biết canxi hữu cơ là gì? Có gì khác biệt so với canxi vô cơ? Bài viết dưới đây của nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp giúp bạn.

Sinh thiết tuyến tiền liệt là gì? Có đau không?

Nhiều người cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng khi lần đầu tiên nghe về vấn đề sinh thiết tuyến tiền liệt, đặc biệt là những bệnh nhân chuẩn bị tiến hành thủ thuật này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc uy tín 35 năm để hiểu hơn về sinh thiết tuyến tiền liệt và các vấn đề liên quan.

10 loại thảo dược tốt cho phì đại tiền liệt tuyến

Phì đại tuyến tiền liệt xảy ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào tuyến tiền liệt, gây áp lực lên đường niệu và hạn chế dòng nước tiểu từ bàng quang. Có nhiều phương pháp điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt, một trong các phương pháp được khá nhiều người quan tâm là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về các loại thảo dược tốt cho phì đại tuyến tiền liệt, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của nhà thuốc uy tín hơn 35 năm.

6 "siêu thực phẩm" cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh

Hiện nay, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyền tiền liệt là các vấn đề phổ biến thường gặp ở nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên và cao tuổi. Một trong những cách hữu ích để duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ mắc bệnh là bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt vào chế độ ăn uống. Vậy cần bổ sung thêm loại thực phẩm nào? Cùng khám phá ngay 6 "siêu thực phẩm" có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt mà nam giới không nên bỏ qua.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng