Bệnh Tay Chân Miệng: Triệu Chứng, Điều Trị & Phòng Ngừa
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Bệnh tay chân miệng là gì?
  • Nguyên nhân bệnh tay chân miệng
  • Đường lây truyền bệnh tay chân miệng
  • Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng
  • Biến chứng bệnh tay chân miệng
  • Điều trị bệnh tay chân miệng
  • Phòng bệnh tay chân miệng
  • Kết luận

Bệnh tay chân miệng

- Ngày đăng:12/10/2023
Tay chân miệng là một trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị bệnh tay chân miệng.
Mục lục
  • Bệnh tay chân miệng là gì?
  • Nguyên nhân bệnh tay chân miệng
  • Đường lây truyền bệnh tay chân miệng
  • Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng
  • Biến chứng bệnh tay chân miệng
  • Điều trị bệnh tay chân miệng
  • Phòng bệnh tay chân miệng
  • Kết luận

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (HFMD - Hand, foot and mouth disease) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các dấu hiệu đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và niêm mạc miệng của trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt tại trường học và nhà trẻ.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là do các chủng virus Enterovirus, phổ biến là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Các loại virus này có khả năng lây nhiễm rất cao, có thể tồn tại bền vững trong môi trường và trên các bề mặt vật thể như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế... Từ đó virus xâm nhập vào cơ thể người lành qua đường miệng hay đường hô hấp.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Đường lây truyền bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, phỏng nước và phân của người bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải các giọt bắn có chứa virus từ người bệnh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh của tay chân miệng thường từ 3-7 ngày, sau đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt: Sốt nhẹ, nhưng cũng có thể sốt cao, nhiệt độ lên đến 39-40 độ C.
  • Đau họng: Trẻ thường kêu đau họng, khó nuốt, bỏ ăn.
  • Tổn thương niêm mạc miệng: Các nốt mụn nước nhỏ, màu xám hoặc trắng, thường xuất hiện ở mặt trong má, lợi, mặt bên lưỡi. Các nốt mụn nước này sẽ vỡ ra sau 1-2 ngày, tạo thành các vết loét gây đau đớn, khiến trẻ khó ăn uống.
  • Tổn thương da: Các nốt phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Các nốt phỏng nước này thường nhỏ, không đau và tự vỡ ra sau 1-2 ngày.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng

Biến chứng bệnh tay chân miệng

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi, mất nước, sốc, suy hô hấp, truỵ mạch,... và có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng, biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, bao gồm:

  • Giảm đau, hạ sốt: Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ theo liều chỉ định của bác sĩ.
  • Chăm sóc răng miệng: Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ có vết loét trong miệng, có thể cho trẻ dùng thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên vết loét.
  • Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hoa quả và rau xanh. Tránh cho trẻ ăn các thức ăn chua, cay, cứng, nóng vì có thể gây đau rát vết loét trong miệng.

Phòng bệnh tay chân miệng

Để phòng bệnh tay chân miệng, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống và sau khi chăm sóc trẻ bệnh.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống, đồ chơi, tay nắm cửa, bề mặt bàn ghế thường xuyên.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Nếu trẻ có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Kết luận

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây truyền, bởi virus gây bệnh có thể tồn tại trong nước bọt, phỏng nước và phân của người bệnh trong nhiều tuần. Trẻ có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với virus từ người bệnh hoặc từ các vật dụng bị nhiễm virus.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều nhẹ và tự khỏi nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị và theo dõi kịp thời. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân tốt là biện pháp hiệu quả để phòng tránh bệnh lây lan.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nước rửa tay nhanh Softa-Man B Braun - Giúp diệt vi khuẩn, trực khuẩn lao và nấm
Kin Baby Teething Gel - Giảm sưng nướu và bệnh chân tay miệng cho trẻ
Tuýp 30gr

Kin Baby Teething Gel - Giảm sưng nướu và bệnh chân tay miệng cho trẻ

140.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng