Bệnh Lao Phổi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Bệnh lao phổi là gì?
  • Nguyên nhân bệnh lao phổ
  • Yếu tố nguy cơ
  • Các giai đoạn của lao phổi
  • Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao phổi
  • Biến chứng bệnh lao phổi
  • Chẩn đoán bệnh lao phổi
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Nguyên tắc điều trị
  • Thuốc điều trị
  • Phương pháp điều trị khác
  • Tiêm phòng vắc-xin BCG
  • Phát hiện sớm và điều trị
  • Thực hiện lối sống lành mạnh
  • Kiểm soát nguồn lây

Bệnh lao phổi

- Ngày đăng:03/04/2024
Bệnh lao hiện diện trên toàn cầu và là một trong các bệnh lý truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao, chỉ đứng sau COVID-19. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, việc nâng cao nhận thức về bệnh lao phổi là một điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Mục lục
  • Bệnh lao phổi là gì?
  • Nguyên nhân bệnh lao phổ
  • Yếu tố nguy cơ
  • Các giai đoạn của lao phổi
  • Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao phổi
  • Biến chứng bệnh lao phổi
  • Chẩn đoán bệnh lao phổi
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Nguyên tắc điều trị
  • Thuốc điều trị
  • Phương pháp điều trị khác
  • Tiêm phòng vắc-xin BCG
  • Phát hiện sớm và điều trị
  • Thực hiện lối sống lành mạnh
  • Kiểm soát nguồn lây

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là một bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh thường tấn công phổi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như màng não, xương, hạch, thận...

Bệnh lao phổi lây truyền qua đường không khí, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt nước bọt nhỏ li ti chứa trực khuẩn lao sẽ phát tán vào không khí và lây nhiễm cho những người xung quanh.

Bệnh lao phổi là gì
Bệnh lao phổi là tình trạng nhiễm trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

Nguyên nhân bệnh lao phổ

Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) là tác nhân gây bệnh lao phổi. Đây là loại vi khuẩn hình que, kích thước nhỏ, ưa khí, không sinh nha bào, kháng cồn và axit.

Trực khuẩn lao có độc lực cao, chúng có thể xâm nhập vào các tế bào đại thực của phổi và sinh sôi, phát triển bên trong tế bào. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại sự tấn công của trực khuẩn lao bằng cách tạo thành các ổ viêm, dẫn đến tổn thương mô phổi.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi:

  • Tiếp xúc với nguồn lây: Người nhà hoặc nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh lao là yếu tố nguy cơ hàng đầu.
  • Môi trường: Sống trong môi trường chật chội, thiếu thông gió, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao phát triển.
  • Tình trạng sức khỏe: Hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, bệnh ung thư, tiểu đường, suy thận... sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.
  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người giá có hệ miễn dịch chưa trưởng thành hoặc suy yếu cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Thuốc: Sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài hoặc thuốc hóa trị ung thư làm suy giảm miễn dịch.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể.

Các giai đoạn của lao phổi

Không phải lúc nào nhiễm vi khuẩn lao là biểu hiện ra bệnh mà sẽ phát triển theo từng giai đoạn cụ thể.

  • Lao nguyên phát: Giai đoạn đầu khi tiếp xúc với vi khuẩn lao, người bệnh sẽ không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh.
  • Lao tiềm ẩn: Vi khuẩn tồn tại trong cơ thể nhưng biểu hiện ra triệu chứng bởi hệ thống miễn dịch đã ngăn chặn được vi khuẩn lao phát triển.
  • Lao hoạt động: Khi hệ miễn dịch suy yếu, không có đủ khả năng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển thì chúng sẽ lây lan nhanh chóng. Lúc này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao đang hoạt động như ho, đau tức ngực,...
Các giai đoạn của lao phổi
Bệnh lao phổi có thể ở dạng tiềm ẩn (không phát bệnh) cho đến khi hệ miễn dịch suy yếu.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao phổi

Như đã đề cập ở trên, người mắc bệnh lao tiềm ẩn sẽ không biểu hiện ra triệu chứng, chỉ khi chuyển qua hoạt động mới xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Ho dai dẳng (thường kéo dài trên 2 tuần).
  • Ho có đờm, ho ra máu.
  • Đau tức ngực.
  • Đôi khi khó thở.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sút cân.
  • Ra mồ hôi trộm về đêm.
  • Sốt nhẹ về chiều hoặc sốt từng cơn.

Biến chứng bệnh lao phổi

Ở nhóm đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người tiếp nhận điều trị chậm trễ, người bị suy giảm miễn dịch, người bị lao đa kháng thuốc,... thường có nguy cao gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tổn thương phổi lan tỏa.
  • Xơ phổi, giãn phế nang.
  • Tổn thương hạch giao cảm cổ dẫn đến hội chứng Horner.
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính.
  • Viêm mủ màng phổi.
  • Tràn khí màng phổi.
  • Bệnh Amyloidosis.
Biến chứng bệnh lao phổi
Biến chứng của bệnh lao phổi thường gặp ở người cao tuổi.

Chẩn đoán bệnh lao phổi

Lâm sàng

  • Triệu chứng: Người bệnh có các triệu chứng ho, khạc đờm, sốt, sụt cân, ra mồ hôi trộm,...
  • Tiền sử bệnh: Có các bệnh lý khác đi kèm hay không

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao (Xét nghiệm Mantoux): Tiêm protein lao tố vào cánh tay sau đó đo kích thước vùng da bị sưng lên sau khoảng 24-72 giờ khi tiêm. Xét nghiệm Mantoux dương tính ở những người bệnh đã tiếp xúc với vi khuẩn lao từ 6-8 tuần.
  • Xét nghiệm Gamma Interferon (IGRAs) hay QuantiFERON-TB Gold Plus (QFT-Plus): Mục đích nhằm đo lường sự giải phóng của Gamma Interferon (IFN-γ) của tế bào T trong mẫu máu toàn phần của bệnh nhân sau khi kích thích bằng kháng nguyên đặc hiệu của vi khuẩn lao.
  • Xét nghiệm đờm AFB (Acid Fast Bacillus test): Tìm dấu vết vi khuẩn bằng cách nhuộm và soi ttrên kính hiển vi.
  • Chụp X-quang ngực: Nhằm phát hiện các tổn thương trên phổi do bệnh lao.
  • Nội soi phế quản: Quan sát trực tiếp đường thở và có thể kết hợp sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Điều trị bệnh lao phổi

Nguyên tắc điều trị

  • Phối hợp các thuốc chống lao.
  • Phải dùng thuốc đúng liều.
  • Phải dùng thuốc đều đặn.
  • Phải dùng thuốc đủ thời gian.

Thuốc điều trị

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lao phổi bao gồm:

  • Thuốc chống lao thiết yếu hàng 1: Isoniazid, Rifampicin, Rifabutin, Rifapentine, Ethambutol, Pyrazinamide.
  • Thuốc chống lao hàng 2: Aminoglycoside đường tiêm (Amikacin, Kanamycin, Streptomycin) và Polypeptide đường tiêm (Capreomycin, Viomycin), Fluoroquinolone đường uống và đường tiêm (Levofloxacin, Moxifloxacin, Ofloxacin, Gatifloxacin), Axit para-aminosalicylic, Cycloserine, Terizidon, Ethionamid, Prothionamit, Thioacetazon, Linezolid, Clofazimin, Linezolid, Amoxicillin/axit clavulanic, Imipenem/cilastatin, Clarithromycin,...

Lưu ý, trong quá trình bệnh nhân cần tuân theo đúng liều, điều trị đầy đủ thời gian, không được tự ý ngưng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Phương pháp điều trị khác

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
  • Điều trị các bệnh đồng mắc như HIV/AIDS, bệnh ung thư...
  • Phẫu thuật trong một số trường hợp.

Phòng ngừa bệnh lao phổi

Tiêm phòng vắc-xin BCG

Đây là biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi hiệu quả nhất. Vắc-xin BCG được tiêm cho trẻ em từ khi mới sinh.

Phát hiện sớm và điều trị

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lao phổi.

Thực hiện lối sống lành mạnh

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Kiểm soát nguồn lây

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh lao.
  • Thông gió nhà ở, nơi làm việc.
  • Khử trùng đồ dùng của người bệnh lao.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Xem thêm: Review 10 viên uống bổ phổi được tin dùng hiện nay

Chia sẻ
Tags:
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng