Nhiễm Vi Khuẩn HP: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Nhiễm khuẩn HP là gì?
  • Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP
  • Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày
  • Chẩn đoán HP
  • Điều trị HP
  • Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP

- Ngày đăng:08/03/2024
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ Helicobacter pylori) là một vi khuẩn gram âm, hình que, có khả năng sinh sống và phát triển trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Mặc dù vi khuẩn này có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì không phải ai nhiễm cũng mắc và đã có phương pháp điều trị hiệu quả.
Mục lục
  • Nhiễm khuẩn HP là gì?
  • Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP
  • Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày
  • Chẩn đoán HP
  • Điều trị HP
  • Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn HP là tình trạng vi khuẩn HP cư trú tại niêm mạc dạ dày. Bệnh rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa, dịch tiết nước bọt, vì vậy có khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP.

Vi khuẩn H. pylori tiết ra một loại enzyme gọi là Urease để chuyển Urê thành Amoniac. Amoniac này bảo vệ vi khuẩn khỏi axit dạ dày. Khi hệ miễn dịch suy yếu và H. pylori phát triển mạnh có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày và/hoặc loét dạ dày.

Nhiễm khuẩn HP là gì

Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP

Thông thường, vi khuẩn HP có xu hướng lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người bệnh. Bên cạnh đó các yếu tố liên quan đến môi trường sống, điều kiện vệ sinh kém cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm HP. Cụ thể:

  • Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Sống ở những khu vực kém vệ sinh.
  • Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Sống trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Sử dụng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng hoặc đồ dùng cá nhân khác.
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Khoảng 80% người bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng viêm hoặc loét dạ dày với các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ hoặc nóng rát dạ dày. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Buồn nôn hoặc có thể nôn ra máu.
  • Ợ hơi
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Phân sẫm màu

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Chẩn đoán HP

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm hỏi sức khỏe của người bệnh về các triệu chứng đau bụng, khó nuốt, phân có máu, nôn có máu,... và tiền sử bệnh, tiền sử gia đình. Sau đó sẽ đề xuất một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng có gắn camera vào dạ dày để quan sát niêm mạc dạ dày. Nội soi dạ dày có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP bằng cách lấy mẫu mô dạ dày để xét nghiệm.
  • Xét nghiệm hơi thở: Đây là xét nghiệm H. pylori không xâm lấn và có độ chính xác cao. Kiểm tra hơi thở bao gồm việc nuốt một viên thuốc, chất lỏng chứa đồng vị carbon 13C. Nếu bị nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ có thể phát hiện các phân tử carbon khi người bệnh thở vào túi.
  • Xét nghiệm phân: Mẫu phân có thể giúp bác sĩ phát hiện các protein có liên quan đến H. pylori.

Điều trị HP

Phương pháp điều trị HP thường phối hợp giữa thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline) và thuốc ức chế bơm proton PPI (Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole hoặc Esomeprazole) trong 10 đến 14 ngày theo từng các phác đồ phù hợp. Dưới đây là một số phác đồ điều trị được công bố bởi Bộ y tế:

Phác đồ Thời gian điều trị Thành phần chính Hiệu quả tiêu diệt HP
Phác đồ 3 thuốc

10-14 ngày

  • Kháng sinh
  • PPI (thuốc ức chế bơm proton)
  • Amoxicillin hoặc Metronidazole
Trên 80% ngay ở lần điều trị đầu tiên
Phác đồ 4 thuốc (Bismuth) 10-14 ngày
  • Bismuth
  • Tinidazole hoặc Metronidazole
  • Tetracyclin
  • PPI
Lên tới 95%

Phác đồ 4 thuốc (Không Bismuth)

10-14 ngày
  • PPI
  • Amoxicillin
  • Tinidazole hoặc Metronidazole
  • Clarithromycin
Lên tới 95%

Phác đồ nối tiếp

10 ngày
  • 5 ngày đầu: Amoxicillin + PPI
  • 5 ngày tiếp: Tinidazole + Clarithromycin + PPI
88,9% với Clarithromycin, 28,6% nếu thực hiện phác đồ 3 thuốc   
Phác đồ kết hợp (Levofloxacin) 10 ngày
  • PPI
  • Levofloxacin
  • Amoxicillin
Hiệu quả cao, áp dụng đối với trường hợp cụ thể

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và có lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tái phát nhiễm vi khuẩn HP.

Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bao gồm:

  • Rửa tay kỹ ít nhất 20 giây sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ
  • Uống nước sạch
  • Tránh sử dụng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng hoặc đồ dùng cá nhân khác với người khác
  • Làm sạch thớt, mặt bếp và bát đĩa thường xuyên bằng nước xà phòng.
  • Nếu trong nhà có người thân bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên hạn chế ăn uống, dùng chung đồ vật.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

GastimunHP Plus - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori
Hộp 10 gói

GastimunHP Plus - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày do H.pylori

430.000₫
GastimunHP - Ức chế vi khuẩn Hp bảo vệ dạ dày tá tràng
Hộp 10 gói

GastimunHP - Ức chế vi khuẩn Hp bảo vệ dạ dày tá tràng

390.000₫
DeHP Meracine - Hỗ trợ giảm biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP
Hộp 20 viên

DeHP Meracine - Hỗ trợ giảm biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

295.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng