Não Gan (Hôn Mê Gan): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Não gan (Hôn mê gan) là gì?
  • Nguyên nhân gây não gan
  • Triệu chứng của não gan
  • Chẩn đoán bệnh não gan
  • Cách điều trị bệnh não gan

Não gan (Hôn mê gan)

- Ngày đăng:25/03/2024
Não gan là một bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho não gan.
Mục lục
  • Não gan (Hôn mê gan) là gì?
  • Nguyên nhân gây não gan
  • Triệu chứng của não gan
  • Chẩn đoán bệnh não gan
  • Cách điều trị bệnh não gan

Não gan (Hôn mê gan) là gì?

Não gan (Hôn mê gan) là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh gan mạn tính, xảy ra khi gan không còn có thể hoạt động bình thường, dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong máu và não. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Não gan (Hôn mê gan) là gì

Nguyên nhân gây não gan

Não gan thường xảy ra sau khi tổn thương gan, làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và loại bỏ các chất độc thần kinh (NH3) ra khỏi máu. Hoặc trong trường hợp tạo shunt cửa - chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong phải, lúc này máu không đi gan để lọc. Khi các chất độc tích tụ trong máu và vượt qua hàng rào máu não sẽ gây ra nhiễm độc thần kinh.

Các yếu tố làm thúc đẩy phát triển bệnh não gan bao gồm có nhiễm độc, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, táo bón lâu ngày, mất cân bằng điện giải, mất nước, uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,...

Triệu chứng của não gan

Triệu chứng của não gan có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Thông thường, bệnh một số triệu chứng chính của bệnh có thể kể đến như:

Cấp độ Triệu chứng
Cấp 0 Triệu chứng chưa rõ ràng, chỉ có một vài thay đổi nhỏ về khả năng ghi nhớ, sự tập trung.
Cấp 1 Lú lẫn nhẹ, hay quên, tâm trạng thay đổi thất thường, gặp khó khăn trong việc tính toán. Ngủ vào ban ngày thức vào ban đêm.
Cấp 2 Thay đổi tính cách rõ ràng, hành vi không bình thường. Thờ ơ, mất phương hướng thời gian, nói ngọng. Ở cấp độ này, bệnh nhân cần nhập viện điều trị.
Cấp 3 Suy nghĩ chậm chạp, mất phương hướng không gian, buồn ngủ, mất nhận thức, lú lẫn, mê sảng hoặc mất trí nhớ. Co giật, run rẩy.
Cấp 4 Hôn mê.

Chẩn đoán bệnh não gan

Để chẩn đoán bệnh não gan, bác sĩ thường dựa bệnh sử về gan, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải và kết hợp thêm xét nghiệm máu (NH3 trong máu tăng), chụp CT, MRI và kiểm tra điện não đồ.

Cách điều trị bệnh não gan

Để điều trị não gan, cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ tổn thương gan. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

  • Chăm sóc đặc biệt: Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng (từ cấp 2 đổ đi), bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện và chăm sóc đặc biệt để giúp cơ thể hồi phục.
  • Giảm chất độc thần kinh trong máu: Sử dụng một số loại thuốc như Lactulose hấp thụ amoniac, L-ornithine L-aspartate (LOLA) thúc đẩy thải NH3,... hoặc lọc máu nhân tạo để loại trừ NH3.
  • Giảm vi khuẩn sinh ammoniac: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường ruột (Neomycin, Colimycine, Tetracyline, Vancomycine, Metronidazol) hoặc bổ sung lợi khuẩn (Lactobacillus acidophile) để giảm bớt sự phát của vi khuẩn làm tăng ammoniac trong máu.
  • Thay thế chức năng gan: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi gan không còn hoạt động, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật ghép gan hoặc thay thế chức năng gan bằng máy lọc máu.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng