Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Nước Không?
phuongchinh-logo

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?

- Ngày đăng:15/04/2023
Như chúng ta đã biết, trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng của cơ thể và phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Còn đối với trẻ sơ sinh thì tổng lượng nước chiếm đến khoảng 75 - 80% cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước để bổ sung cho trẻ sơ sinh không phải xuất phát từ nước đun sôi để nguội, nước lọc hay nước tinh khiết mà là từ một nguồn khác. Vậy thì, lượng nước mà trẻ sơ sinh cần được bổ sung từ nguồn nào và có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Bài viết dưới sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Xem nhanh

  • Trẻ sơ sinh có được uống nước không?
    • Trẻ bú mẹ hoàn toàn
    • Trẻ đang uống sữa công thức
  • Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
    • Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng
    • Ngộ độc nước
    • Ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ
  • Trẻ sơ sinh khi nào được uống nước, uống bằng cách nào và uống bao nhiêu?
    • Thời điểm nên cho bé uống nước
    • Cách cho bé uống nước
    • Nên cho bé uống bao nhiêu nước?
  • Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước

Trẻ sơ sinh có được uống nước không?

Đến nay câu hỏi “Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?” vẫn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ lần đầu nuôi con và bị chi phối với những người lớn tuổi hơn trong gia đình. Để giải đáp chi tiết, cụ thể cho câu hỏi này cần dựa vào 2 tình huống:

Trẻ bú mẹ hoàn toàn

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được cho bú mẹ hoàn toàn, thì mẹ không nên cho bé uống nước, ngay cả khi trời nắng nóng, oi bức. Bởi vì, hơn 80% thành phần của sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc cho bé uống thêm nước không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé.

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ có thể cung cấp đủ lượng nước mà trẻ cần.
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ có thể cung cấp đủ lượng nước mà trẻ cần.

Trẻ đang uống sữa công thức

Trong trường hợp nếu bé nhà bạn đang được cho uống sữa bột công thức, thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Bởi sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bé uống nước nếu bé bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tránh việc cho bé uống quá nhiều nước và hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này nhé.

Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Khi biết được câu trả lời là “không nên cho trẻ sơ sinh uống nước” ắt hẳn nhiều bà mẹ sẽ rất ngạc nhiên. Vì nước chiếm số phần trăm lớn trong cơ thể nhất là cơ thể trẻ sơ sinh vậy tại sao lại không được cho trẻ sơ sinh uống nước? Có rất nhiều nguyên do trong câu hỏi này.

Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng

Cho trẻ sơ sinh uống nước, đầu tiên nguồn nước đó có thể sẽ không đảm bảo được độ sạch, hoặc nước dù có sạch và tinh khiết đến đâu đi nữa thì cũng có nguy cơ chứa mầm bệnh khiến bé bị nhiễm trùng và bị tiêu chảy. Theo thống kê, trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.

Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú dễ khiến bé bị ọc hay bị sặc.

Ngộ độc nước

Cho trẻ sơ sinh uống nước với số lượng lớn có khả năng dẫn đến ngộ độc nước uống. Đó là tình trạng các chất điện giải (như natri) trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.

Ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ

Việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước không chỉ không tốt cho sức khỏe của bé mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe người mẹ. Một số chuyên gia cho rằng nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.

Trẻ sơ sinh khi nào được uống nước, uống bằng cách nào và uống bao nhiêu?

Như trong bài viết đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước trừ khi được chỉ định bởi chuyên gia hoặc trong trường hợp đang cho trẻ uống sữa công thức. Vậy vào thời điểm nào có thể bắt đầu tập cho trẻ uống nước, uống bằng cách nào và uống bao nhiêu?

Thời điểm nên cho bé uống nước

Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bắt đầu cho bé ăn dặm tức là sau 6 tháng tuổi rồi hãy cho bé uống nước. Uống nước trong lúc này có thể sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón cho trẻ. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau, theo khuyến cáo của WHO thì nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

Cách cho bé uống nước

Mẹ có thể cho bé uống nước bằng thìa, đổ nước vào bình hoặc cốc để bé dễ uống. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm, do đó, mỗi lần bạn uống, hãy làm gương cho bé nhé.

Cho trẻ sơ sinh uống nước bằng bình, thìa hoặc cốc để giúp bé uống dễ dàng hơn.
Cho trẻ sơ sinh uống nước bằng bình, thìa hoặc cốc để giúp bé uống dễ dàng hơn.

Nên cho bé uống bao nhiêu nước?

Mẹ nên nhớ bé sẽ không cần uống quá nhiều nước. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, mẹ có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ (không quá 4 muỗng). Khi bé lớn hơn 1 chút, mẹ có thể tăng dần lượng nước này lên.

Thông thường, tập cho trẻ nhỏ uống nước khá là đơn giản. Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn hãy tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi lần ra ngoài về, sau khi chơi hay ăn... Uống nước thường xuyên là thói quen tốt để giúp bé tránh xa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Nếu bạn thấy bé không thích uống nước, đừng cố ép bé mà hãy thử cho bé uống lại vào lần sau.

Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước

Khi cho bé uống nước, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé uống theo nhu cầu.
  • Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn vì vừa khiến bé có cảm giác no, không muốn ăn đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc giữa đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trên đây là toàn bộ bài viết trả lời cho câu hỏi “Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không?” và những kiến thức liên quan, hy vọng qua bài viết này mẹ đã có được đáp án cho mình. Mẹ hãy lưu ý rằng, vấn đề liên qua đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề rất nhạy cảm và cần được xem trọng, vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ khi làm bất cứ việc gì mà mình không chắc chắn thì hãy đến và hỏi thăm ý kiến của chuyên gia.

Cuối cùng chúc mẹ và bé luôn dồi dào sức khỏe, chúc bé ăn ngoan ngủ khỏe, lớn lên khỏe mạnh, thông minh!

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi

Trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt canxi do chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu sữa mẹ và nhiều nguyên nhân khác. Thiếu canxi có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về biểu hiện thiếu canxi ở trẻ sơ sinh, lợi ích của việc phát hiện sớm và một số cách khắc phục tình trạng này.

Đặt tên con gái năm 2024 dễ thương, mang lại may mắn cả đời

Việc đặt tên cho con luôn là việc quan trọng, vì tên không đơn thuần chỉ để gọi mà còn ảnh hưởng tới số mệnh và cuộc đời của con sau này. Vì thế, bố mẹ có dự định sinh con, cụ thể là con gái năm 2024 thì nên chọn tên hay, ý nghĩa, hợp phong thủy cho con. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những tên hay cho con gái sinh trong năm 2023, mời bố mẹ tham khảo để chọn ra tên một cái tên mà mình yêu thích nhất để đặt cho cô công chúa bé bỏng của mình.

Các món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm ngon miệng

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ nhỏ, không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng của bé mà còn giúp bé làm quen dần với mùi vị thức ăn, ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này. Giai đoạn ăn dặm sẽ trở thành "cuộc chiến" giữa mẹ và bé nếu mẹ "ít kiến thức" trong việc lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé, lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Trẻ em rất dễ bị thiếu sắt nhưng bố mẹ lại rất khó nhận biết vì nó không có triệu chứng nào. Nếu bố mẹ theo dõi sẽ thấy trẻ bị thiếu sắt sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, kém hoạt bát, đặc biệt da xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu sắt mẹ cần ngay lập tức bổ sung sắt cho con vì khi thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Sản phẩm liên quan
Kinder Active D3 Drops - Bổ sung vitamin D3 dạng nhỏ giọt cho bé
Kinder Active D3 Drops Doppelherz - Bổ sung vitamin D3 cho trẻ
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
226.000₫
Sắt Ferrolip Baby - Bổ sung sắt hữu cơ dạng nước cho bé
Sắt Ferrolip Baby - Bổ sung sắt hữu cơ dạng nước cho bé
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:InPharma
295.000₫
Buonavit Baby - Giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm biếng ăn
Buonavit Baby - Giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm biếng ăn
Xuất xứ:Italia
Thương hiệu:Buona
225.000₫
Bài viết liên quan
13 cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ho nhất là những ngày thời tiết thay đổi bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Thường những cơn ho này kéo dài rất lâu có thể là một tuần, hai tuần hay thậm chí cả tháng khiến bố mẹ sốt ruột và lo lắng. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho cách tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn được nhà thuốc Phương Chính giới thiệu trong bài viết dưới đây.

12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao?

Thông thường trẻ sơ sinh bị nấc cụt sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của bé. Chỉ khi bé bị nấc liên tục trong một thời gian dài và chưa có dấu hiệu kết thúc thì mới đáng lo ngại, đó có thể là sự báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón là vấn đề thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nếu bố mẹ phát hiện sớm và kịp thời hỗ trợ bé cải thiện tình trạng này thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ bỉm sữa cách phát hiện và giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ một cách an toàn, hiệu quả, giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé từ đó bé ăn uống hấp thu tốt hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt phải làm sao?

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi ngoài sau mỗi cữ bú từ 5 – 7 lần/ngày. Trẻ đi ngoài phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có nhầy và bọt thì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh ho, thở khò khè như có đờm phải làm sao?

Ho, thở khò khè như có đờm là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mỗi khi con có biểu hiện này mẹ rất lo lắng, sốt ruột và muốn giúp đỡ con nhưng mẹ lại không biết con bị gì và giúp con bằng cách nào? Vậy thì, mẹ đừng phiền muộn nữa, vì bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ vấn đề trên, cùng tham khảo ngay mẹ nhé.

Nên cho trẻ sơ sinh uống vitamin d3 vào lúc nào trong ngày thì tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại vitamin D cho trẻ sơ sinh, vậy loại vitamin D nào là tốt nhất và sử dụng vitamin D cho trẻ vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên, cùng tham khảo để biết được đáp án ngay mẹ nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng