8 Cách phòng tránh cúm khi mang thai
Xem nhanh
- Ảnh hưởng cúm trong giai đoạn mang thai
- Cách phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai
- 1. Tiêm phòng cúm
- 2. Không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm
- 3. Nghỉ ngơi hợp lý
- 4. Bổ sung đầy đủ các viên uống đa vi chất
- 5. Uống đủ nước mỗi ngày
- 6. Uống nước gừng đường đỏ
- 7. Súc miệng bằng nước muối
- 8. Duy trì độ ẩm trong phòng
Ảnh hưởng cúm trong giai đoạn mang thai
Theo các chuyên gia chia sẻ, trong giai đoạn mang thai người mẹ không may bị cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ điều này vô cùng nguy hiểm. Nếu người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thai kỳ bị cúm có thể gây dị tật thai nhi.
Nếu bị cúm nặng kèm sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm thai nhi bị lưu và gây sảy thai. Nhiều tài liệu cho biết thêm, mẹ bị cúm có thể gây ra tình trạng thai nhi bị sứt môi, đục thủy tinh thể.
Cách phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai
1. Tiêm phòng cúm
Mùa cúm bắt đầu vào khoảng tháng 10 âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 5 sang năm. Thời điểm đỉnh điểm của mùa cúm là tháng 10 tháng 11 âm lịch. Mẹ hãy sắp xếp thời gian đến các trung tâm y tế tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mũi tiêm này rất quan trọng, vì mũi tiêm này còn bảo vệ cả bạn và bé hạn chế bị cúm trong 6 tháng sau khi bạn sinh. Điều này đặc biệt vì trẻ dưới 6 tháng tuổi không tiêm được cúm.
2. Không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm
Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
Cảm cúm lan truyền rất nhanh, việc ngăn ngừa cúm tốt nhất là tránh xa những người có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm khi mang thai, các mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, hoặc sử dụng dung dịch xát khuẩn, tránh chạm mũi, mắt và miệng.
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa virus gây cúm là áp dụng thói quen lành mạnh đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau củ quả, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
3. Nghỉ ngơi hợp lý
Trong giai đoạn mang thai chế độ nghỉ ngơi rất quan trọng, mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi năng lượng và sức khỏe. Không nên làm việc nặng, thay vào đó là những vận động nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể giúp phòng chống cúm.
4. Bổ sung đầy đủ các viên uống đa vi chất
Bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu đầy đủ vừa bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi vừa giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động, tốt cho hệ hô hấp. Giúp bà bầu nâng cao chức năng miễn dịch, phòng ngừa cúm hiệu quả.
5. Uống đủ nước mỗi ngày
Uống nước đầy đủ có tác dụng phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước các mẹ nhé.
6. Uống nước gừng đường đỏ
Khi bà bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
Thường ngày ăn tỏi tươi, hành củ sống cũng là một biện pháp để phòng chống cảm, đồng thời cũng giúp khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
7. Súc miệng bằng nước muối
Các chuyên gia khuyên bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào mỗi sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc. Như vậy, không những giúp bà bầu phòng ngừa cảm cúm mà còn rất có ích cho sức khỏe răng lợi cho trẻ. Trong suốt giai đoạn mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.
8. Duy trì độ ẩm trong phòng
Độ ẩm trong phòng rất quan trọng, đặc biệt vào mùa đông, nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô sẽ tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển. Vì thế, vào thời tiết này mẹ bầu nên dùng máy làm ẩm và giữ đều độ ẩm trong phòng khoảng 45 độ là hợp lý nhất.
Thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, sức khỏe của mẹ bầu rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Vì thế, mẹ bầu hãy tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt nhé.
Xem thêm >>> Mẹ bầu nên uống canxi vào thời điểm nào?