Bệnh Đau Vai Gáy Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà
phuongchinh-logo

Bệnh đau vai gáy và cách điều trị hiệu quả tại nhà

- Ngày đăng:10/05/2023
Đau vai gáy là một trong những bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà hiện tượng đau vai gáy còn là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm mà người bệnh không biết.

Xem nhanh

  • Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh đau vai gáy
    • Nguyên nhân cơ học
    • Nguyên nhân đau vai gáy do các bệnh xương khớp
  • Bài tập chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả tại nhà
    • Bài tập tư thế luồn kim (Thread the needle pose)
    • Bài tập tư thế con mèo/con bò (Cat-cow pose)
    • Bài tập tư thế nhân sư (Sphinx pose)
    • Bài tập tư thế mặt bò (Cow face pose)

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh đau vai gáy

Nguyên nhân cơ học

Chấn thương

Tai nạn, ngã, va chạm... đều có thể để lai các di chứng hoặc gia tăng hiện tượng đau vai gáy...

Sai tư thế làm việc

Nguyên nhân này chủ yếu với dân văn phòng, dân lao động phải bê vác nặng hoặc phải lặp đi lặp lại các động tác cổ khiến vai gáy bị ảnh hưởng.

Sai tư thế làm việc gây đau mỏi vai gáy
Sai tư thế làm việc gây đau mỏi vai gáy.

Căng thẳng

Tình trạng stress kéo dài cũng khiến nguy cơ đau vai gáy tăng cao do các cơ vùng cổ, vai gáy bị gồng lên.

Cứng cơ

Luyện tập không cử động, ngồi vẹo lưng... rất có thể gây hiện tượng cứng cơ cổ và vai, dẫn đến tình trạng đau sau gáy hoặc vai.

Nguyên nhân đau vai gáy do các bệnh xương khớp

Chấn thương vùng cổ

Đau vai gáy có thể do những chấn thương vùng cổ, gây ra những khó chịu và khiến người bệnh không thể làm việc, sinh hoạt để tránh gặp phải cơn đau. Ảnh hưởng đến công việc, đôi khi phải ngừng làm việc hoặc lao động nặng để điều trị.

Thoái hóa cột sống cổ

Đây là tình trạng ở đốt sống cổ, dây chằng dọc cổ bị viêm và lắng tụ canxi gây hẹp các lỗ ra của rễ thần kinh. Bệnh có các biểu hiện điển hình là tê, đau ở cổ, đau lan xuống vùng vai gáy gây nguy hiểm. Các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm

Đau vai gáy có thể do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bệnh này sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng cổ, lan xuống vai gáy do rễ thần kinh bị chèn ép. Người bệnh sẽ không thể thực hiện những động tác như cúi đầu, quay đầu…

Gai cột sống

Gai đốt sống cổ sẽ khiến người bệnh đau buốt khi cử động do các gai xương đâm vào cơ thịt, chèn vào hệ thống dây thần kinh ở đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dính khớp

Dính khớp là tình trạng các đốt sống cổ, đốt sống lưng và các khớp xương gần ở vùng vai gáy bị dính lại với nhau do các cơ và mô mềm lân cận bị viêm, chấn thương, gây đau đớn, khó chịu và cử động khó.

Các triệu chứng điển hình của bệnh dính khớp gồm: Đau nhức cơ khớp ở xương sống cổ, sống lưng ngang ngực, đau nhức lan sang bả vai và cánh tay, Khớp xương bị cứng, dính, khó cử động. Người bệnh dần bị gù do biến dạng cột sống.

Liệt nửa người

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh cần quan tâm. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, chèn ép các mạch máu và dây thần kinh gây nhồi máu cơ tim, liệt nửa người.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Đại học Y Dược TPHCM) nếu là đau mỏi vai gáy cơ học, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi vài ngày là khỏi. Trường hợp đau vai gáy mãn tính, dai dẳng quá 1 tuần thì cần có biện pháp điều trị từ sớm, tránh để bệnh tính nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bài tập chữa đau mỏi vai gáy hiệu quả tại nhà

Bài tập tư thế luồn kim (Thread the needle pose)

Bài tập tư thế luồn kim
Bài tập giúp giãn cơ vùng cổ và vùng vai, hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt.

Cách thực hiện

- Động tác bắt đầu bằng cách chống hai tay và đầu gối xuống sàn, nâng tay trái lên khỏi mặt đất, luồn tay trái qua không gian giữa tay phải và chân phải, đẩy vai xuống hết mức có thể, lòng bàn tay trái hướng lên.

- Khi đó, bạn giữ hông thẳng, phần trên của cơ thể hướng tự nhiên về phía bên phải, giữ yên tư thế từ 30 giây đến một phút.

- Bạn thoát khỏi tư thế bằng cách ấn bàn tay phải xuống sàn, nâng cơ thể lên và trở về tư thế ban đầu, lặp lại các bước tương tự với phía còn lại.

Bài tập tư thế con mèo/con bò (Cat-cow pose)

Bài tập giúp cột sống cổ linh hoạt hơn, giảm căng thẳng và đau nhức.
Bài tập giúp cột sống cổ linh hoạt hơn, giảm căng thẳng và đau nhức.

Cách thực hiện

- Bạn bắt đầu động tác bằng cách chống hai tay và đầu gối xuống sàn, giữ cho phần vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối. Tiếp theo, bạn hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng đầu lên.

- Sau đó, bạn thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, cúi cằm sát vào hõm ngực, siết chặt cơ mông, lặp lại động tác từ 5-10 lần.

Bài tập tư thế nhân sư (Sphinx pose)

Bài tập tư thế nhân sư (Sphinx pose)
Bài tập giúp kéo dài và giải phóng các chèn ép ở cột sống, đặc biệt vùng cột sống cổ.

Cách thực hiện

- Đầu tiên, bạn nằm sấp, chân duỗi thẳng, hai tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Sau đó, bạn giữ chặt lưng, mông và đùi, từ từ dùng hai tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngược, cằm hướng ra trước, hít sâu.

- Bạn giữ tư thế trong 10-15 giây, hít thở đều; lặp lại động tác 5 lần.

Bài tập tư thế mặt bò (Cow face pose)

Bài tập tư thế mặt bò (Cow face pose)
Bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả, giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân trên.

Cách thực hiện

- Đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng, đặt tay cạnh người, co chân trái và chân phải. Bạn tiếp tục gập chân trái sao cho gót chân trái chạm hông bên phải, sau đó gập chân phải chồng lên chân trái.

- Bạn hít vào, đưa tay phải về phía trước song song với sàn nhà, vòng tay phải sau lưng, gập tay phải, từ từ đưa tay trái lên, gập tay trái, hai tay nắm lấy nhau sau lưng, kéo căng, giữ yên tư thế này trong khoảng 20 giây, sau đó đổi bên.

- Động tác lặp lại 5 lần.

Đa số người bệnh thực hiện các bài tập đau vái gáy trên đều nhanh chóng cải thiện được bệnh của mình. Nếu cơn đau mỏi vai gáy kéo dài hơn một tuần với mức độ ngày càng tăng, lúc này người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh tình của mình để có hướng điều trị kịp thời.

Để hệ xương khớp của mình hạn chế đau nhức người bệnh nên bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung thêm các thành phần Glucosamine và Collagen để tổng hợp và bổ sung collagen ở các khớp nhằm tăng sinh dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp nên giúp các khớp được vận động rất dễ dàng, linh hoạt.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Cách phân biệt DHA Nature's Way thật giả và hàng xách tay

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các lô DHA Nature's Way không rõ nguồn gốc nghi hàng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các con. Trong bài viết này CEO Nature's Way Nguyễn Trung Dũng (cũng là CEO của Nhà Thuốc Phương Chính) sẽ hướng dẫn các mẹ các phân biệt DHA Nature's Way thật giả để tránh mua phải hàng kém chất lượng trên thị trường.

Thoái hóa đốt sống và những điều bạn chưa biết

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận thấy nhất là những cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài, vị trí đau thường ở vùng cổ gáy và thắt lưng. Người bị thoái hóa đốt sống cổ luôn có cảm giác khó chịu kèm theo hiện tượng ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, sút cân, làm việc không hiệu quả.

Sản phẩm liên quan
Sụn vi cá mập Healthy Care Shark Cartilage 750mg - Bổ xương khớp
Sụn vi cá mập Healthy Care Shark Cartilage 750mg
Xuất xứ:Úc
Thương hiệu:Healthy Care
475.000₫
Triple Care Gold Vitamins For Life - Giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp
Triple Care Gold Vitamins For Life - Giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp
Xuất xứ:Mỹ
Thương hiệu:Vitamins For Life
650.000₫
Joints Ultra Doppelherz - Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, bảo vệ sụn khớp
Joints Ultra Doppelherz - Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, bảo vệ sụn khớp
Xuất xứ:Đức
Thương hiệu:Doppelherz
472.000₫
480.000₫
Bài viết liên quan
Review 10 sản phẩm bổ xương khớp được yêu thích năm 2024

Các vấn đề về xương khớp do tuổi tác hoặc do các bệnh lý khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều bất tiện. Sản phẩm hỗ trợ và bảo vệ xương khớp là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Chúng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của cơ thể ngay từ đầu. Sản phẩm bổ xương khớp nào tốt nhất hiện nay? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bởi ai cũng muốn tìm được cho mình một sản phẩm bổ xương khớp tốt nhất, chất lượng, an toàn với mức giá phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc này.

Người bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?

Bệnh lý đau nhức xương khớp là chứng bệnh gặp ở nhiều người và mọi lứa tuổi, tập trung nhiều nhất ở người có tuổi. Tuy bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh nhưng mang lại cảm giác khó chịu, ngủ không ngon giấc mỗi khi thay đổi thời tiết. Tại sao người bị đau khớp cần quan tâm đến chế độ ăn uống? Bởi trọng lượng cơ thể dư thừa cũng là một trong nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Vấn đề này "không ai giúp được" nên chính người bệnh phải cải thiện thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Người trẻ ngồi máy tính bị thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Ngồi sai tư thế, ngủ trên bàn, lười vận động.... là những yếu tố góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ. Muốn có hệ xương khớp khỏe mạnh người bệnh cần chăm sóc đặc biệt ngay từ khi còn trẻ. Nếu phát hiện những cơn đau mỏi bất thường ở cổ, cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp.

5 nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ

Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ thường không phát hiện ra mình bị thoái hóa đốt sống cổ cho đến khi "quá đau". Bởi khi bị đau nhức, mệt mỏi chỉ nghĩ rằng đó là cơn đau bột phát và sẽ nhanh hết nên không quan tâm nhiều. Và đến khi những cơn đau đó biến thành thoái hóa đốt sống cổ thì lại không biết nguyên nhân thoái hóa do đâu.

Thoái hóa đốt sống và những điều bạn chưa biết

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận thấy nhất là những cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài, vị trí đau thường ở vùng cổ gáy và thắt lưng. Người bị thoái hóa đốt sống cổ luôn có cảm giác khó chịu kèm theo hiện tượng ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, sút cân, làm việc không hiệu quả.

Bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân chủ yếu do tuổi tác, tuổi càng cao khả năng tái tạo và sản sinh của các tế bào sụn cột sống bị giảm dần và mất hẳn đi, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm nên dễ bị thoái hóa. Để giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi người bệnh nên lựa chọn một bài tập thể dục ở nhà.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng