Uống Thuốc Xong Thấy Chóng Mặt, Buồn Nôn Phải Làm Sao?
phuongchinh-logo

Uống thuốc xong bị chóng mặt buồn nôn có sao không?

- Ngày đăng:08/05/2023
Khi dùng thuốc trị bệnh, bên cạnh tác dụng điều trị thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, bất lợi cho người sử dụng. Những bất lợi này, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế. Chóng mặt, buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất do tác dụng phụ của thuốc. Vậy phải làm gì khi uống thuốc xong thấy chóng mặt, buồn nôn? Để có được câu trả lời cho mình, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây?

Xem nhanh

  • Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy
    • Ban đỏ, mề đay
    • Viêm, loét, chảy máu đường tiêu hoá
    • Phù Quincke
    • Sốc phản vệ
  • Phải làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc?
  • Cách phòng ngừa dị ứng thuốc
  • Một số lưu ý cần chú ý khi uống thuốc
  • Một số thực phẩm tuyệt đối không dùng chung với thuốc tây
    • Thuốc kháng sinh với các loại sữa
    • Thuốc ho tránh họ cam, quýt
    • Trà xanh
    • Chuối
    • Nước ép trái cây với thuốc dị ứng

Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn là một triệu chứng rất thường gặp khi dùng thuốc, gây phiền hà trong quá trình điều trị. Rất nhiều thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn như thuốc giảm đau, chống viêm, tránh thai, thuốc kháng sinh, kháng viêm…

Nguyên nhân là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp và đẩy thức ăn trào ngược lên gây hiện tượng buồn nôn, nôn.

Buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi bị tác dụng phụ của thuốc
Buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng thường gặp khi bị tác dụng phụ của thuốc.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một biểu hiện hay xảy ra khi đang dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, nhưng lại không phân biệt được khuẩn có lợi và khuẩn có hại nên tiêu diệt cả hai. Việc tiêu diệt này làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, đặc biệt là hại khuẩn gây tiêu chảy Clostridium dificile.

Ban đỏ, mề đay

Có biểu hiện là dạng ban sẩn hoặc ban dạng sởi, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình và có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng, gây ngứa. Ban đỏ có thể xuất hiện sau dùng thuốc khoảng 1 tuần và tồn tại đến một vài tuần. Mề đay thường là biểu hiện hay gặp và là biểu hiện ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc, trong đó có những dị ứng thuốc rất nặng như hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell…

Viêm, loét, chảy máu đường tiêu hoá

Người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đau bụng (khi bị viêm loét đường tiêu hoá) hoặc đi ngoài phân đen (do chảy máu đường tiêu hoá)… Các thuốc thường gây ra bất lợi này bao gồm: Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid thường dùng trong các bệnh xương khớp, nhất là ở những người cao tuổi. Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu tiêu hoá, thậm chí là thủng dạ dày- ruột… nguy cơ đe doạ tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Phù Quincke

Phù Quincke là một dạng mày đay khổng lồ với các biểu hiện sưng phù cục bộ dưới da, có thể gây ngứa và đau nhức.

Phù Quincke do dị ứng thuốc
Phù Quincke xảy ra do sự thiếu hụt chất ức chế C1-esterase gây ra phản ứng dị ứng.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Phải làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc?

Tác dụng phụ của thuốc trong những trường hợp hiếm hoi, có thể nguy hiểm hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của người sử dụng. Chính vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc điều trị nặng như kháng sinh, giảm đau… người bệnh cần chú ý các biểu hiện sau khi dùng thuốc. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường người bệnh cần:

  • Khi người bệnh chóng mặt và buồn nôn trường hợp nhẹ thoáng qua thì không cần ngừng thuốc, nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc đặt, tiêm hoặc thay thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước.
  • Nếu bị buồn nôn hoặc ói, đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao và cho nằm nghiêng một bên, người bệnh không nên ngồi dậy hoặc đứng lên.
  • Không nên để người bệnh một mình.
  • Trong một số trường hợp, để tránh tình trạng bị mất nước, nên bù nước và chất điện giải Oresol khi có nhu cầu.
  • Ngừng ngay thuốc đang uống và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nếu dị ứng nhẹ, dùng các thuốc chống dị ứng.
  • Gọi cấp cứu khi có triệu chứng nặng như: khó thở, đau tức ngực, co giật, sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng.
  • Người bệnh phải ghi nhớ loại thuốc gây ra dị ứng cho cơ thể mình, thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mình đã từng bị dị ứng, để bác sĩ thay thế thuốc khác.

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc

Tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau sẽ trầm trọng hơn lần trước. Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng, do đó, cách tốt nhất không để bị dị ứng và phải dự phòng. Người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình.
  • Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa.
  • Khi đi khám bệnh hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Một số lưu ý cần chú ý khi uống thuốc

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi uống thuốc điều trị mọi người cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý mua thuốc điều trị.
  • Nên uống thuốc với nước lọc.
  • Không nên uống thuốc với các loại nước chè, nước ngọt, nước trái cây, rượu…
  • Không nằm uống thuốc.
  • Không uống thuốc trực tiếp từ chai.
  • Tránh vận động khi vừa uống thuốc xong.
Dùng nước lọc để uống thuốc
Nên uống thuốc với nước lọc.

Một số thực phẩm tuyệt đối không dùng chung với thuốc tây

Theo Health Sina, uống thuốc cũng cần có những hiểu biết cơ bản. Một số thực phẩm dùng chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc bởi nó phá hủy kết cấu các thành phần của thuốc, thậm chí còn sinh ra các độc tố và tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh với các loại sữa

Một số loại kháng sinh có thể gây đóng cục với sắt, canxi và các khoáng chất khác có trong các thực phẩm từ sữa. Sự kết hợp này sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc ho tránh họ cam, quýt

Các loại họ cam, quýt có thể chặn một enzyme vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, khiến sau khi sử dụng thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

Trà xanh

Mặc dù trà xanh là một trong những thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư. Tuy nhiên tác dụng này hầu như không còn khi bạn kết hợp uống thuốc chống ung thư cùng trà xanh.

Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Nếu dùng chung ùng một lúc chuối và thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Nước ép trái cây với thuốc dị ứng

Các loại nước ép trái cây gây ức chế peptide vốn vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu. Vì thế không nên uống các loại nước trái cây khi uống các loại thuốc chống dị ứng.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Uống thuốc xong thấy chóng mặt, buồn nôn phải làm sao?”. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhều thông tin hữu ích cho người bệnh khi gặp những tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc điều trị.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Dấu hiệu nhận biết cúm A và cách điều trị

Bệnh cúm A lây truyền rất nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng bùng phát thành dịch, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp bị nặng, tiến triển nhanh, dễ dấn đến tử vong. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cúm A và hướng xử lý. Mọi người tham khảo để có thêm kinh nghiệm phòng khi trong giai đình có người mắc cúm.

12 Cách giảm mùi và tiết mồ hôi nách tại nhà

Đổ mồ hôi nách là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức, tuy nhiên nếu kèm theo mùi hôi khó chịu sẽ gây ra rất nhiều phiền toái, rắc rối trong cuộc sống. Vì vậy, trong bài viết này nhà thuốc Phương Chính sẽ giới đến bạn đọc một số cách giảm mùi và ngăn mồ hôi nách ướt áo tại nhà mà ai cũng dễ dàng thực hiện được.

Uống thuốc xong có nên uống sữa không?

Sữa là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu uống sai cách cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí còn có tác dụng ngược lại, gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Người bệnh chú ý tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi thì càng không nên. Vì sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc.

Trẻ em nên uống canxi vào lúc nào trong ngày?

Đối với trẻ em, việc cung cấp đủ lượng canxi là điều quan trọng để giúp trẻ có được hệ xương răng chắc khỏe và đạt được chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết được trẻ em nên uống canxi vào lúc nào trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bài viết liên quan
Mới uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không?

Uống thuốc tránh thai là lựa chọn của nhiều bạn gái sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Nhiều chị em uống thuốc tránh thai trước khi quan hệ nhưng không biết uống trước liệu có mang lại hiệu quả hay có ảnh hưởng đến cơ thể không. Chính vì vậy “mới uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không” là thắc mắc của rất nhiều chị em. Để giải đáp cho thắc mắc trên, chị em hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Uống thuốc xong có được uống nước cam không?

Cam là loại trái cây tốt cho người bệnh, giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe sau khi ốm, nước cam cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Nhưng, có một số ý kiến cho rằng việc uống nước cam sau khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc, hãy cùng nhà thuốc Phương Chính giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Uống thuốc xong có được uống cà phê không?

Nhiều người có thói quen uống cà phê mỗi sáng để bắt đầu cho một ngày làm việc. Nhưng bỗng một thời gian phải dùng thuốc và đang thắc mắc không biết uống thuốc xong có được uống cà phê không. Liệu uống cà phê sau khi uống thuốc có làm thay đổi tác dụng của thuốc không. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này.

Canxi hữu cơ là gì? Top 8 canxi hữu cơ cho người lớn tốt nhất 2024

Canxi hữu cơ hiện đang là loại canxi yêu thích bởi khả năng hấp thu cao và chuyển hóa tốt, ít gây táo bón hay lắng đọng ở thận. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa biết canxi hữu cơ là gì? Có gì khác biệt so với canxi vô cơ? Bài viết dưới đây của nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp giúp bạn.

Sinh thiết tuyến tiền liệt là gì? Có đau không?

Nhiều người cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng khi lần đầu tiên nghe về vấn đề sinh thiết tuyến tiền liệt, đặc biệt là những bệnh nhân chuẩn bị tiến hành thủ thuật này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc uy tín 35 năm để hiểu hơn về sinh thiết tuyến tiền liệt và các vấn đề liên quan.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng