16 cách trị ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả mà tiết kiệm
Xem nhanh
- Nguyên nhân ngứa vùng kín ở nữ giới
- Do thói quen sinh hoạt
- Nguyên nhân do bệnh lý
- Cách trị ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả mà tiết kiệm
- 1. Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không
- 2. Trị ngứa vùng kín bằng lá ngải cứu
- 3. Trị bệnh ngứa vùng kín tại nhà bằng lá húng quế
- 4. Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh
- 5. Cách trị ngứa vùng kín tại nhà bằng tỏi
- 6. Trị ngứa vùng kín bằng nha đam
- 7. Chữa ngứa vùng kín bằng nước muối
- 8. Baking soda chữa trị ngứa vùng kín
- 9. Cách trị ngứa vùng kín bằng dầu dừa
- 10. Chữa ngứa vùng kín bằng mật ong
- 11. Chữa ngứa vùng kín bằng lá ổi
- 12. Chữa ngứa vùng kín bằng lá lốt
- 13. Trị ngứa vùng kín bằng phèn chua
- 14. Sữa chua trị ngứa vùng kín
- 15. Sử dụng sản phẩm probiotic
- 16. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
- Ngứa vùng kín nguy hiểm không và khi nào cần đi khám?
- Chăm sóc vùng kín đúng cách
- 3 điều nên làm
- 6 điều không nên làm
Nguyên nhân ngứa vùng kín ở nữ giới
Ngứa vùng kín ở nữ giới có thể xác định bởi 2 nguyên nhân chính: do thói quen sinh hoạt và do bệnh lý. Cụ thể:
Do thói quen sinh hoạt
- Mặc quần lót quá chật.
- Dung dịch vệ sinh có thành phần mẫn cảm.
- Dị ứng với một vài loại thuốc đang sử dụng.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.
Nguyên nhân do bệnh lý
Nấm âm đạo: khi bị nấm âm đạo sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuỳ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh do nấm Candida, trùng roi hay vi khuẩn mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau. Khí hư có màu trắng và cặn như bã đậu, khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: hai bệnh phụ khoa này thường có triệu chứng điển hình là ngứa âm đạo, đau và ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,…
Mụn rộp sinh dục: là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do Virus Herpes Simplex (viết tắt HSV) gây ra. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy bên trong và vùng môi lớn, môi nhỏ âm hộ, bệnh còn có biểu hiện nổi những nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo.
Sùi mào gà: bệnh do virus HPV gây nên với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín và xuất hiện u nhú ở bên trong và bên ngoài âm hộ.
Rận lông mu: loài ký sinh trùng này có thể sống ở khu vực lông mu vùng kín. Chúng chuyên hút máu, tấn công bộ phận sinh dục và gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh khác: Một số bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, nấm,... cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ.
Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng kháng sinh theo liệu trình xử lý các bệnh khác cũng có thể gây ngứa và viêm nhiễm vùng kín. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, nhưng cũng đồng thời tiêu diệt các lợi khuẩn, khiến hệ lợi khuẩn trong âm đạo bị ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn cơ hội khác phát triển và gây hại.
Cách trị ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả mà tiết kiệm
Khi bị ngứa vùng kín hay vùng kín có vấn đề, nhiều chị em thường có tâm lý e sợ, ngại ngùng và không muốn đến gặp bác sĩ. Nếu vậy, chị em có thể tham khảo một số cách trị ngứa vùng kín hiệu quả tại nhà sau đây:
1. Cách trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không
Trầu không có tính dược học cao, chứa nhiều chất xơ, protein, nhiều loại vitamin và khoáng chất (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, iốt, phốt pho, kali…). Các thành phần này có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn và nấm gây hại, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp trị ngứa, khử mùi hôi và làm khô thoáng vùng kín, rất thích hợp dùng để vệ sinh và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm.
Cách làm: Dùng 2 nắm lá trầu không đã rửa sạch đem đun sôi với một lượng nước vừa đủ (có thể thâm vài hạt muối). Sau đó dùng nước này xông vùng kín cho đến khi nước nguội. Thực hiện đều đặn một thời gian, tình trạng ngứa vùng kín sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Trị ngứa vùng kín bằng lá ngải cứu
Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu với các thành phần chủ yếu là monoterpen và sesquiterpene, có tác dụng kích thích tiết histamin và acetylcholin giúp kháng sinh, giảm đau. Nhờ đó, sử dụng ngải cứu giúp kháng khuẩn, giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng, mang tới hiệu quả tốt cho việc điều trị các bệnh phụ khoa trong đó có ngứa và viêm âm đạo.
Cách làm: Cho lá ngải cứu đã rửa sạch vào nồi rồi đun sôi với một lượng nước vừa đủ. Sau đó tiến hành xông cho đến khi nước nguội. Cuối cùng dùng nước này để rửa sạch vùng kín.
3. Trị bệnh ngứa vùng kín tại nhà bằng lá húng quế
Lá húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng sát trùng, diệt nấm, kháng khuẩn hiệu quả nhất là khả năng khử mùi hôi vùng kín rất tốt. Do đó, với căn bệnh viêm ngứa phụ khoa do tác nhân vi khuẩn hay nấm thì lá húng quế thực sự có tác dụng tốt.
Cách làm: Lấy khoảng 2 nắm húng quế rửa sạch đem đi giã nhuyễn, sau đó cho phần húng quế vừa giã vào nồi rồi đun sôi với một lượng nước vừa phải. Sau đó, dùng nước này để xông, khi nước nguội có thể dùng nó để rửa vùng kín để tăng hiệu quả.
4. Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh
Thành phần trong lá trà xanh chứa hợp chất EGCG có tác dụng làm suy yếu sự lây lan của nấm Candida – nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới, điển hình là viêm âm đạo. Do đó, hoàn toàn có thể dùng trà xanh để khắc phục triệu chứng của các bệnh phụ khoa thường gây ra như: ngứa ngáy vùng kín; khí hư ra nhiều; vùng kín có mùi hôi,…
Cách làm: Rửa sạch nắm lá trà xanh tươi, vò nát và cho vào nồi đun sôi 5-10 phút (nên cho thêm 1 ít muối vào đun cùng). Sau đó, đổ ra chậu, ngồi cao để xông vùng kín. Sau khi xông, có thể dùng nước này để rửa sạch vùng kín.
5. Cách trị ngứa vùng kín tại nhà bằng tỏi
Trong tỏi có chứa chất allicin được xem là chất “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tinh dầu từ tỏi giàu glycogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Do đó, tỏi rất tốt cho việc chữa ngứa vùng kín ở chị em.
Chữa ngứa vùng kín bằng tỏi có thực hiện bằng nhiều cách gồm:
- Ăn tỏi sống: Kết hợp ăn 2-3 tép tỏi trong các bữa ăn hàng ngày.
- Uống nước tỏi: Xay hoặc giã nhuyễn vài nhánh tỏi tươi, pha với 1 cốc nước ấm, rồi uống. Mỗi ngày không nên ăn quá 15g, vì chất tinh dầu trong tỏi sẽ gây bất lợi cho dạ dày, khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
- Dùng nước tỏi vệ sinh: Bóc tỏi, rửa sạch. Sau đó giã nát và cho vào đun sôi cùng với nước sạch. Sau khi đun sôi, cho thêm vào một chút muối sạch và để nước nguội vừa đủ và vệ sinh vùng kín bình thường.
6. Trị ngứa vùng kín bằng nha đam
Nha đam chứa nhiều loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa, làm lành da và chống nhiễm trùng. Do đó, dùng nha đam chữa ngứa vùng kín là một biện pháp an toàn, hiệu quả.
Cách làm: Dùng 2 nhánh nha đam rửa sạch và tách lấy phần thịt bên trong. Chà xát nhẹ nhàng vào vùng kín, để 15 phút sau đó rửa lại bằng nước. Thực hiện 2 lần/tuần vùng kín sẽ mau chóng hết ngứa.
7. Chữa ngứa vùng kín bằng nước muối
Trong muối có rất nhiều thành phần kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại ở vùng kín, giúp phòng ngừa viêm nhiễm cũng như giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Cách làm: Hòa tan một lượng muối nhỏ với nước sạch. Lưu ý, không pha quá đặc để tránh gây ảnh hưởng đến độ ẩm trong âm đạo. Hoặc sử dụng nước muối sinh lý đóng chai đảm bảo độ tinh khiết, an toàn. Dùng tay đã được vệ sinh sạch sẽ để rửa vùng kín bằng nước muối. Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo. Thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả.
8. Baking soda chữa trị ngứa vùng kín
Baking soda sở hữu thể điều trị nhiễm trùng nấm men cũng như một số hiện trạng ngứa da nhất quyết. Theo 1 một số nghiên cứu, baking soda sở hữu tác dụng kháng nấm và khử trừ được những tế bào Candida.
Cách làm: Cho bột baking soda vào bồn tắm. Sau đó, cho vùng kín tiếp xúc với baking soda trong vòng 10 – 15 phút để giúp giảm viêm và ngứa vùng kín. Cuối cùng, hãy rửa lại thật sạch bằng nước lạnh và lau khô bằng một chiếc khăn mềm.
9. Cách trị ngứa vùng kín bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng chống lại sự tấn công của nấm Candida gây bệnh nấm vùng kín. Ngoài ra, trong dầu dừa cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nguồn acid béo dồi dào giúp kháng viêm, diệt khuẩn. Đặc biệt, trong dầu dừa chứa hàm lượng lớn vitamin E giúp dưỡng ẩm, dưỡng da cho vùng kín hiệu quả.
Cách thực hiện: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và lấy khăn mềm lau khô. Sau đó, bôi một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất vào khu vực bị ngứa và để trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện từ 2-3 lần/tuần sẽ thu được kết quả đáng mong đợi.
10. Chữa ngứa vùng kín bằng mật ong
Trong mật ong có chứa thành phần flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm men Candida Albicans. Nhờ đó, mật ong có khả năng trị ngứa và viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch vùng kín trước khi áp dụng, có thể thực hiện trước khi đi ngủ. Bôi một lượng mật ong nguyên nhất vừa đủ vào vùng da bị ngứa ngáy tại vùng kín. Giữ nguyên khoảng 30 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch. Thực hiện 3 lần/ tuần để cho kết quả tốt nhất.
11. Chữa ngứa vùng kín bằng lá ổi
Trong thành phần lá ổi có chứa nhiều tanin, quercetin và flavoinoids. Đây là những hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Khi tiếp xúc với niêm mạc da, các tanin sẽ liên kết tạo thành một lớp màng mỏng làm se vết loét và hạn chế viêm nhiễm. Vì vậy, sử dụng lá ổi sẽ mang lại những lợi ích nhất định trong việc chữa viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá ổi rồi ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho lá ổi vào nồi với 2 lít nước rồi đun khoảng 10 phút. Chờ nước nguội rồi dùng nó để vệ sinh tiếp giáp với bên ngoài âm đạo. Lau khô vùng kín và mặc trang phục thoáng mỏng, dễ thấm hút. Thực hiện 3 lần/tuần.
12. Chữa ngứa vùng kín bằng lá lốt
Trong lá lốt có chứa tinh dầu và ancaloit. Đây đều là những thành phần có công dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Nhờ vậy mà lá lốt có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa, đồng thời giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khí hư ra nhiều hoặc có mùi khó chịu.
Cách thực hiện: chuẩn bị 50g lá lốt cùng với 40g nghệ tươi và 20g phèn chua. Đem vò nát lá lốt đã rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm phèn chua và nghệ tươi cùng 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu dùng xông vùng kín. Sau đó chị em có thể dùng nước đã nguội để rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín và hậu môn.
13. Trị ngứa vùng kín bằng phèn chua
Phèn chua có tính kháng khuẩn cao, nhờ đó sử dụng phèn chua có thể nhanh chóng loại bỏ cảm giác ngứa vùng kín.
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20-30g phèn chua, sau đó nung phèn chua đến khi sủi bọt thì hạ lửa nhỏ cho đến khi sôi hết và tắt bếp. Đợi cho phèn nguội lấy phèn chua dưới đáy chảo pha với 1 lít nước và dùng để rửa vùng kín. Thực hiện 3-4 lần/tuần sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
14. Sữa chua trị ngứa vùng kín
Trong sữa chua có thành phần probiotic và axit lactic tương đối cao, đặc biệt là probiotic giúp các vi khuẩn có lợi phát triển. Đồng thời axit lactic sẽ giúp hạn chế được sự sinh sôi của các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể. Chính vì vậy, cách chữa ngứa vùng kín bằng sữa chua là một biện pháp chống nấm và trị ngứa vùng kín rất hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng 1/2 hộp sữa chua hòa với nước rồi tiến hành vệ sinh vùng kín mỗi khi tắm. Vệ sinh trong vòng 10 phút rồi rửa sạch, mỗi tuần nên thực hiện từ 3 – 4 lần sẽ có kết quả tốt.
15. Sử dụng sản phẩm probiotic
Trong môi trường âm đạo của phụ nữ, lợi khuẩn sinh sống và đóng vai trò duy trì trạng thái cân bằng của hệ vi sinh âm đạo, bảo vệ vùng kín của phụ nữ khỏi nguy cơ viêm nhiễm do các hại khuẩn gây ra. Một số vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe vùng kín:
- Sản sinh acid để duy trì giá trị pH dao động từ 3.5 đến 4.5 giúp âm đạo luôn luôn khỏe mạnh.
- Sản sinh H2O2 và các kháng sinh tự nhiên để ức chế sự phát triển và tiêu diệt hại khuẩn; giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Kiểm soát việc tiết cytokine giúp làm giảm khả năng viêm nhiễm của âm đạo.
- Sản sinh kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn
- Sản sinh biosurfactants để phá vỡ các biofilm của hại khuẩn
- Kích thích niêm mạc âm đạo sản sinh kháng thể IgA giúp ngăn ngừa sự xâm nhiễm của virus và hại khuẩn gây viêm nhiễm âm đạo.
Để hỗ trợ trị ngứa âm đạo bạn có thể sử dụng Men vi sinh Optibac For Women. Đây là loại men được sản xuất bởi hãng Optibac của Anh có tác dụng phòng chống và điều trị các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa, hỗ trợ sức khỏe âm đạo, đường tiết niệu quả của chị em phụ nữ.
16. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nếu sử dụng đúng cách, đúng chỉ định không những giúp làm sạch mà nó còn giúp cân bằng pH môi trường âm đạo, giữ ẩm và hỗ trợ điều trị điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
16.1. Emergyn - Dung dịch phụ khoa giúp làm sạch vùng kín
Emergyn là dung dịch vệ sinh phụ nữ thuộc thương hiệu DottorPrimo trực thuộc công ty Cosmoproject - Italia. Cosmoproject được thành lập vào năm 1993 là công ty tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực dược mỹ phẩm tại Ý. Trong quá trình hoạt động và phát triển Cosmoproject đã nhận được một số giấy chứng nhận tiêu biểu như: Tiêu chuẩn quốc tế UNI EN ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22716:2007 "Cosmetics Good Manufacturing Practice”… góp phần khẳng định được chất lượng thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Dung dịch phụ khoa Emergyn sở hữu công thức độc quyền Neozone 4000 giúp kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm nhiễm vùng kín hiệu quả. Chứa các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, có độ pH tương đương với môi trường tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch nhẹ nhàng và làm dịu các kích ứng tại vùng kín.
16.2. Emergyn 10 - Gel bôi phụ khoa giúp giảm khô rát, ngứa ngáy vùng kín
Tương tự như Emergyn, Emergyn 10 cũng là sản phẩm của thương hiệu DottorPrimo - Ý. Sản phẩm chứa hoạt chất đặc biệt gồm Neozone 4000 kết hợp với α-bisabolol giúp kháng khuẩn, kháng nấm và làm dịu tối ưu các tình trạng kích ứng vùng kín. Có công thức với chiết xuất từ các thành phần hữu cơ giúp cân bằng độ pH, duy trì độ ẩm và hỗ trợ các tình trạng da khô rát, mẩn đỏ, ngứa ngáy, đặc biệt là sau khi sinh và các giai đoạn trĩ. Nên dùng phối hợp với Dung Dịch phụ khoa Emergyn để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho làn da vùng kín.
Ngứa vùng kín nguy hiểm không và khi nào cần đi khám?
Nếu nguyên nhân ngứa vùng kín xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày thì không đáng kể. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa âm đạo do bệnh phụ khoa hay bệnh sinh dục gây ra mà không được xử lý kịp thời và dứt điểm thì bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó chữa khỏi. Các vi khuẩn, virus hay nấm có thể lây lan từ vùng bị viêm nhiễm sang các bộ phận khác và gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung,...
Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai khi mắc bệnh phụ khoa nặng có thể làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Khi sinh thường, các loại vi khuẩn, nấm từ mẹ có thể dính vào các cơ quan của trẻ và gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm mắt, viêm hô hấp,...Với bé gái có thể lây nhiễm viêm âm đạo như mẹ, đây là trường hợp viêm âm đạo bẩm sinh rất khó chữa trị vì hệ miễn dịch của bé chưa tốt đủ để dùng các loại thuốc như người lớn.
Vì thế, khi âm đạo bị ngứa ngáy và có những dấu hiệu bất thường như sau các chị em cần đi khám bác sĩ ngay:
- Tiểu khó, tiểu buốt.
- Khí hư có màu bất thường, lượng khí hư nhiều hơn bình thường và âm đạo có mùi hôi.
- Lớp môi âm đạo đỏ ửng và sưng.
- Có mụn phồng, mụn rộp ở niêm mạc âm đạo.
Chăm sóc vùng kín đúng cách
Bệnh vùng kín là vấn đề khó nói, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn khiến chúng ta cảm thấy tự ti khi “yêu”. Vì thế, để tránh tình trạng này bạn cần phải có biện pháp chăm sóc vùng kín thích hợp. Muốn chăm tóc tốt cho “cô bé” của mình bạn nên nhớ nguyên tắc “3 nên – 6 không” sau:
3 điều nên làm
- Rửa vùng kín 2 lần/ngày bằng nước sạch: dùng nước ấm để nguội để vệ sinh. Nếu dùng kèm dung dịch vệ sinh thì nên đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng. Cần vệ sinh đúng theo trình tự từ âm đạo đến hậu môn. Tránh làm ngược lại vì vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm âm đạo và nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Vệ sinh ngày “đèn đỏ”: để giữ vệ sinh cũng như chăm sóc vùng kín ngày đèn đỏ, đầu tiên bạn cần chọn quần lót cotton không quá chật và thay mỗi ngày. Chọn băng vệ sinh loại tốt và cách 4 tiếng thay băng 1 lần, mỗi lần thay thì dùng nước sạch rửa sạch âm đạo (không dùng vòi xịt đế tránh vi khuẩn xâm nhập).
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ: đây là cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào âm đạo, gây ra các bệnh vùng kín. Do đó, bạn không nên xem nhẹ vấn đề này.
6 điều không nên làm
- Không ngâm mình trong bồn nước quá lâu để tránh bị ảnh hưởng vùng kín.
- Không ngâm mình trong bồn nước quá lâu để tránh bị ảnh hưởng đến vùng kín.
- Không lạm dụng dung dịch vệ sinh, xà phòng vệ sinh: dung dịch hay xà phòng vệ sinh có tác dụng làm sạch âm đạo, tuy nhiên bạn không nên sử dụng nhiều lần trong ngày. Vì những sản phẩm này có thể chứa một số hóa chất gây mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến vùng kín dễ bị khô và ngứa rát, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do đó, tốt nhất đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc dùng theo chỉ định của chuyên gia.
- Không ngâm “cô bé” trong nước quá lâu: ngâm "cô bé" trong nước quá lâu là một mối nguy hại, nhất là những ngày “đèn đỏ”. Bởi vi khuẩn từ nước bồn tắm có thể dễ dàng xâm nhập “cô bé” rồi gây bệnh.
- Không dùng một miếng băng vệ sinh hàng ngày trong nhiều giờ liền: dùng băng vệ sinh thường xuyên sẽ làm bít kín vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì phải thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần.
- Không nên để “vi-ô-lông”quá rậm rạp: lông mu quá rậm rạp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng, rận mu... cư ngụ gây mùi hôi và viêm nhiễm da, nang lông rất khó chịu. Do đó, bạn nên cắt tỉa khi cần thiết, tuy nhiên không nên cạo vì nó có thể gây đau rát và kích ứng.
- Không dùng giấy ướt có mùi thơm: thông thường các loại giấy ướt, đặc biệt là giấy có mùi thơm, thường chứa một số loại hóa chất như chất tạo mùi, chất khử khuẩn... điều này không tốt cho “cô bé” chút nào. Thậm chí nó còn làm vùng kín dễ bị viêm nhiễm.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ diệt sạch cả vi khuẩn gây hại lẫn vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng vi khuẩn ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh càng nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ bài viết về cách trị ngứa vùng âm đạo tại nhà hiệu quả, tiết kiệm và những kiến thức xoay quanh. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp chị em tìm ra được giải pháp tốt nhất dành cho mình từ đó giúp “cô bé” của mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.