Uống Thuốc Xong Có Nên Uống Sữa Không?
phuongchinh-logo

Uống thuốc xong có nên uống sữa không?

- Ngày đăng:08/05/2023
Sữa là thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu uống sai cách cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí còn có tác dụng ngược lại, gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Người bệnh chú ý tuyệt đối không uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc. Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người trung niên và người cao tuổi thì càng không nên. Vì sữa có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí làm biến đổi và tăng độc tính của thuốc.

Xem nhanh

  • Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa?
  • Vì sao không nên uống sữa cùng thuốc kháng sinh?
  • Có nên pha thuốc với sữa cho trẻ uống?
  • Uống thuốc như thế nào là đúng cách?

Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa?

Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức – Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia chia sẻ về việc “nên uống sữa sau khi uống thuốc bao lâu?”:

Sữa có chứa rất nhiều chất sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng. Khi sữa gặp thuốc sẽ gây tác dụng phản ứng với các chất trong thuốc tạo ra muối không tan hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc. Điều này khiến sữa mất đi những dinh dưỡng tốt cho con người và khiến thuốc không còn tác dụng. Tình trạng của người bệnh trở nên xấu đi. Vì vậy tốt nhất, trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.

Nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2h đồng hồ là tốt nhất
Nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2h đồng hồ là tốt nhất.

Vì sao không nên uống sữa cùng thuốc kháng sinh?

Một số kháng sinh, bao gồm ciprofloxacin có thể vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác. Sữa là thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất này. Sự vón cục này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.

Vì thế, cần tránh uống sữa và những thực phẩm liên quan đến sữa: sữa chua, pho mát... trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ.

Những loại thuốc đặc biệt không thể sử dụng cùng với sữa:

  • Thuốc kháng sinh Tetracycline, phức chất vòng càng (chelate) trong ruột kết hợp với canxi trong sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc.
  • Digoxin: Canxi trong sữa có thể làm tăng độc tính của digoxin.
  • Thuốc chứa sắt, canxi và sắt trong sữa sẽ “cạnh tranh” để hấp thu ở tá tràng, làm giảm khả năng hấp thu thuốc.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Sữa sẽ "bọc" viên thuốc và khiến nó bị biến tính.
  • Estrogen: Sữa làm tăng hoạt động của các enzyme chuyển hóa, làm giảm hiệu quả của estrogen.
  • Levodopa: Sữa trong đường ruột bị phân hủy tạo ra một số lượng lớn axit amin ngăn chặn levodopa được hấp thụ trong ruột.

Bạn nên uống thuốc trước hoặc sau ít nhất 1 giờ mới có thể uống sữa.

Có nên pha thuốc với sữa cho trẻ uống?

Trẻ nhỏ thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhỏ ra vì thuốc đắng, nên mẹ thường có thói quen pha thuốc với sữa cho con dễ uống. Nhưng mẹ cần lưu ý ở mỗi loại thuốc của con. Nếu trong hướng dẫn sử dụng của thuốc có nói pha được với sữa hay nước trái cây thì mẹ có thể pha được với các loại dung dịch này để khắc phục vị đắng của thuốc. Còn nếu không tốt nhất pha với nước đun sôi để nguội.

Để giúp trẻ đỡ sợ thuốc, trước khi uống thuốc mẹ hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị của thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, mẹ nên hòa thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống.

Mẹ lưu ý, đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính từ sữa thì nên cho trẻ uống ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng sữa.

Tuy nhiên, để có cách đúng và hiệu quả nhất với từng loại thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì mỗi loại thuốc có một cách dùng khác nhau, ví dụ như có một số loại thuốc được khuyên dùng lúc no, có loại có thể dùng chung cùng sữa...

Uống thuốc như thế nào là đúng cách?

Ngoài uống sữa, chúng ta còn có thể sử dụng rất nhiều loại thực phẩm khác cho người bệnh đang uống thuốc như: cam, táo,… Dưới đây là một số điều cần lưu ý để bạn uống thuốc đúng cách không gây phản ứng của thuốc

  • Sử dụng nước đun sôi để nguội để uống thuốc.
  • Không nên nằm để uống thuốc vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng ho, sặc. Nên đứng hoặc ngồi để uống thuốc.
  • Uống đủ nước khi uống thuốc, không nên uống quá nhiều.
  • Không nên nuốt khô thuốc.
  • Không nên tự ý nghiền nhỏ thuốc rồi pha vào nước nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không nên sử dụng đồ uống có chất kích thích như: bia, rượu, cà phê,…
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo,..
  • Tránh xa nước ép đóng chai, nước ngọt,…
  • Nước ép trái cây tươi bạn cũng nên uống trước hoặc sau khi uống khoảng 1-2h đồng hồ.

Trên đây là lời giải đáp câu hỏi “Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa?” và cách uống thuốc khoa học người bệnh cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình, người thân trong gia đình mình.

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Bài tập dành cho người bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nguyên nhân chủ yếu do tuổi tác, tuổi càng cao khả năng tái tạo và sản sinh của các tế bào sụn cột sống bị giảm dần và mất hẳn đi, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm nên dễ bị thoái hóa. Để giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi người bệnh nên lựa chọn một bài tập thể dục ở nhà.

Cách phân biệt DHA Nature's Way thật giả và hàng xách tay

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các lô DHA Nature's Way không rõ nguồn gốc nghi hàng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các con. Trong bài viết này CEO Nature's Way Nguyễn Trung Dũng (cũng là CEO của Nhà Thuốc Phương Chính) sẽ hướng dẫn các mẹ các phân biệt DHA Nature's Way thật giả để tránh mua phải hàng kém chất lượng trên thị trường.

Bài viết liên quan
Mới uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không?

Uống thuốc tránh thai là lựa chọn của nhiều bạn gái sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Nhiều chị em uống thuốc tránh thai trước khi quan hệ nhưng không biết uống trước liệu có mang lại hiệu quả hay có ảnh hưởng đến cơ thể không. Chính vì vậy “mới uống thuốc tránh thai xong quan hệ có sao không” là thắc mắc của rất nhiều chị em. Để giải đáp cho thắc mắc trên, chị em hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Uống thuốc xong có được uống nước cam không?

Cam là loại trái cây tốt cho người bệnh, giúp người bệnh bồi bổ sức khỏe sau khi ốm, nước cam cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Nhưng, có một số ý kiến cho rằng việc uống nước cam sau khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc, hãy cùng nhà thuốc Phương Chính giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Uống thuốc xong có được uống cà phê không?

Nhiều người có thói quen uống cà phê mỗi sáng để bắt đầu cho một ngày làm việc. Nhưng bỗng một thời gian phải dùng thuốc và đang thắc mắc không biết uống thuốc xong có được uống cà phê không. Liệu uống cà phê sau khi uống thuốc có làm thay đổi tác dụng của thuốc không. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này.

Uống thuốc xong bị chóng mặt buồn nôn có sao không?

Khi dùng thuốc trị bệnh, bên cạnh tác dụng điều trị thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, bất lợi cho người sử dụng. Những bất lợi này, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế. Chóng mặt, buồn nôn là triệu chứng phổ biến nhất do tác dụng phụ của thuốc. Vậy phải làm gì khi uống thuốc xong thấy chóng mặt, buồn nôn? Để có được câu trả lời cho mình, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây?

Canxi hữu cơ là gì? Top 8 canxi hữu cơ cho người lớn tốt nhất 2024

Canxi hữu cơ hiện đang là loại canxi yêu thích bởi khả năng hấp thu cao và chuyển hóa tốt, ít gây táo bón hay lắng đọng ở thận. Tuy nhiên nhiều người cũng chưa biết canxi hữu cơ là gì? Có gì khác biệt so với canxi vô cơ? Bài viết dưới đây của nhà thuốc Phương Chính sẽ giải đáp giúp bạn.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng