Uống thuốc xong có được uống cà phê không?
Xem nhanh
- Cà phê thay đổi tác dụng của thuốc
- Những lưu ý cần tránh khi uống cafe để không hại sức khỏe
- 1. Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
- 2. Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
- 3. Không nên để cà phê đã pha lâu
- 4. Không nên đồng thời uống cà phê với rượu
- 5. Không uống cà phê sau khi dùng một số loại kháng sinh
Cà phê thay đổi tác dụng của thuốc
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc sử dụng cà phê chừng mực sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với những người đang sử dụng dược phẩm thì lại khác, cà phê sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc. Nhất là thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, cơ xương khớp, kháng trầm cảm, các hormone estrogen...
Các nhóm thuốc tuyệt đối không được uống cafe sau khi uống thuốc
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy những người uống cà phê trong khoảng thời gian ngắn trước hoặc sau khi uống thuốc levothyroxine (điều trị bệnh nhược giáp) thì dược phẩm này bị giảm hấp thu tới 55%, với thuốc loãng xương alendronate sẽ giảm hấp thu tới 60%...
Một số dược phẩm lại có tác dụng giữ cà phê trong cơ thể lâu hơn như:
- Các loại kháng sinh
- Thuốc cảm cúm vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein - gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
- Thuốc ngừa thai
- Thuốc kháng trầm cảm
Vì chúng sẽ “khóa” một loại enzyme có tên là CYP1A2 khiến cà phê không chuyển hóa mà sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn vài giờ so với lúc không dùng dược phẩm, làm giảm hiệu lực của thuốc. Cà phê ở lâu trong cơ thể sẽ làm tăng nhịp tim, gây mệt mỏi.
Nếu bạn là người nghiện cà phê và không thể bỏ được mỗi sáng thì phải đảm bảo thời gian uống thuốc và uống cà phê cách xa từ 2 - 3 giờ.
Những lưu ý cần tránh khi uống cafe để không hại sức khỏe
Cà phê là thức uống có lợi chỉ khi chúng ta uống đúng cách, đúng lúc, ngược lại nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều vào cà phê sẽ gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi uống cà phê để không hại sức khỏe, mọi người chú ý nhé.
Cà phê chứa cafein - một chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh mạnh hơn trà vì hàm lượng cafein có trong cà phê cao hơn rất nhiều so với trà. Cà phê có tác dụng trong việc làm giãn nở và thu nhỏ các nhánh phế quản, tác động đến hệ tim mạch, làm tăng khả năng cung cấp máu của tim, làm tăng nhịp đập, có hiệu quả điều trị nhất định đối với bệnh huyết áp thấp và bệnh hen suyễn. Ngoài ra, uống cà phê còn làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy sự hấp thu và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
1. Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
Nhiều người do công việc căng thẳng nên cần ly cà phê để kích thích tinh thần làm việc. Nhưng cũng cần chú ý đến liều lượng cà phê, vì cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện nhiều biểu hiện không tốt cho sức khỏe. Nguy hiểm hơn với những người bị bệnh huyết áp cao, bệnh động mạch vành... vì có thể dẫn đến những cơn đau thắt tim.
2. Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Nếu là cà phê phin, mọi người khi uống cần chú ý đến lượng đường, sữa. Vì thông thường nhiều người thích cho tăng lượng đường lên để tăng mùi vị cà phê, nhưng mọi người không biết nếu cho nhiều đường sẽ làm kích thích các tế bào insulin trong tụy và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn.
3. Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.
4. Không nên đồng thời uống cà phê với rượu
Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhiều lần so với việc uống rượu đơn thuần.
Trong cà phê có chứa chất cafein gây rối loạn nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng dạ dày... Nên uống cà phê vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái. Đối với người có tiền sử bệnh dạ dày không nên uống cà phê, ngay cả khi vừa ăn no uống cà phê cũng vẫn làm ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh béo phì, uống cà phê mỗi ngày có tác dụng giảm mỡ, nhưng chỉ uống cà phê đen với các loại đường dành cho người ăn kiêng chứ không nên dùng kèm sữa hay đường.
5. Không uống cà phê sau khi dùng một số loại kháng sinh
Chất cafein trong cà phê có thể gây tương tác với một số dược phẩm như làm mất tác dụng của thuốc an thần gây ngủ, hoặc một số loại kháng sinh khi uống cùng lúc với cà phê sẽ làm tăng tác dụng kích thích của cafein.
Trên đây là những chia sẻ về việc uống thuốc xong có nên uống cà phê không và một số điều cần lưu ý khi uống cà phê. Mọi người theo dõi để có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình.
Nguồn: Tổng hợp