Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Sán lá gan là gì?
  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan
  • Vòng đời của sán lá gan
  • Triệu chứng của bệnh sán lá gan
  • Biến chứng của sán lá gan
  • Chẩn đoán sán lá gan
  • Điều trị sán lá gan
  • Phòng ngừa sán lá gan

Sán lá gan

- Ngày đăng:04/04/2024
Sán lá gan thường xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường ăn uống và có thể ký sinh trong gan, ống mật, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Để hiểu rõ hơn về bệnh sán lá gan, triệu chứng, cách điều trị cũng như các phòng ngừa, mời bạn tiếp tục tham khảo nội dung bên dưới.
Mục lục
  • Sán lá gan là gì?
  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan
  • Vòng đời của sán lá gan
  • Triệu chứng của bệnh sán lá gan
  • Biến chứng của sán lá gan
  • Chẩn đoán sán lá gan
  • Điều trị sán lá gan
  • Phòng ngừa sán lá gan

Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là một loại ký sinh trùng hình dạng chiếc lá dẹt được tìm thấy trong gan. Nó có khả năng lây nhiễm ở nhiều loại động vật có vú, bao gồm cả con người. Bệnh sán lá gan xảy ra khi sán lá gan chưa trưởng thành di chuyển theo dòng máu thông qua ăn uống vào gan, túi mật hoặc ống mật. 

Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan

Sán lá gan có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua việc ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm chứa ấu trùng. Một số loại thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm sán lá gan bao gồm:

  • Cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín (ví dụ: cá trắm, cá chép).
  • Ăn ốc nước ngọt chưa nấu chín.
  • Rau sống hoặc rau thủy sinh như rau ngổ, rau răm, cải xoong.
  • Nước uống không đảm bảo vệ sinh.

Vòng đời của sán lá gan

Vòng đời của sán lá gan bắt đầu từ ấu trùng, sau đó lây nhiễm qua vật chủ trung gian và phát triển thành con trưởng thành trong cơ thể người hoặc động vật có vú. Chi tiết được mô tả trong hình ảnh sau:

Vòng đời của sán lá gan

Triệu chứng của bệnh sán lá gan

Triệu chứng của bệnh sán lá gan rất đa dạng, tùy thuộc vào số lượng sán ký sinh và mức độ xâm nhiễm. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Ở những người bị nhiễm trùng nặng, các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng gan.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Phù nề ở chân và bụng.

Biến chứng của sán lá gan

Sán lá gan hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng mãn tính có thể gây đau hạ sườn phải, chán ăn, sụt cân. Lượng sán nhiều có thể gây viêm túi mật, viêm đường mật, áp xe gan và viêm tuỵ.

Chẩn đoán sán lá gan

Để chẩn đoán sán lá gan, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, tiền sử ăn uống và tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm phân: Nhằm tìm trứng sán trong phân.
  • Xét nghiệm miễn dịch ELISA: Xác định kháng thể sán lá gan - Protein do cơ thể sản xuất để giúp chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào.
  • Xét nghiệm công thức máu: Đo nồng độ bạch cầu ái toan, nồng độ này tăng lên khi cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng
  • Siêu âm gan mật: Kiểm tra xem sán lá gan có gây ra bất kỳ tổn thương nào cho ống mật hoặc gan không.

Điều trị sán lá gan

Mục tiêu của điều trị nhiễm sán lá gan là tiêu diệt sán ký sinh và ngăn ngừa các biến chứng. Các loại thuốc thường được sử dụng để loại bỏ sán lá gan bao gồm:

  • Praziquantel: Đây là lựa chọn đầu tiên để điều trị sán lá gan cho trẻ em và người lớn, thuốc hoạt động bằng cách gây co thắt và làm tê liệt ký sinh trùng. Liều lượng dựa trên trọng lượng và được xác định bởi bác sĩ.
  • Albendazole: Albendazole là một loại thuốc có tác dụng diệt giun sán phổ rộng. Tuy nhiên, hiệu quả của Albendazole đối với nhiễm sán lá gan không cao bằng praziquantel.
  • Triclabendazole: Thuốc trừ giun sán phổ hẹp và có hiệu quả chống lại sán lá gan.

Quá trình điều trị nhiễm sán lá gan thường kéo dài khoảng 1 tháng, tùy thuộc vào loại sán và mức độ nhiễm. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn để đánh giá hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa sán lá gan

Để phòng ngừa nhiễm sán lá gan, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các loại cá, ốc, tôm, cua trước khi ăn để tiêu diệt nang sán.
  • Rửa sạch rau quả, đặc biệt là rau thủy sinh, trước khi ăn để loại bỏ nang sán.
  • Sử dụng nước sạch để uống, nấu ăn và rửa thực phẩm để tránh nhiễm phải nang sán.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống để ngăn ngừa lây nhiễm sán lá gan từ phân động vật.
  • Tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ sán lá gan và các loại ký sinh trùng khác ra khỏi cơ thể.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng