8 câu hỏi thường gặp về sẹo sau sinh mổ
Xem nhanh
- 1. Có những kỹ thuật mổ bụng nào thường được sử dụng và vết rạch sau sinh mổ trông thế nào?
- 2. Bác sĩ dùng gì để khâu vết mổ lại?
- 3. Tôi phải làm gì nếu bị đau bên trong vết mổ?
- 4. Sẹo mổ bị ngứa có phải bình thường không?
- 5. Tôi nên làm gì để vết sẹo mổ sau sinh không bị kích ứng?
- 6. Vết sẹo sau sinh trông như thế nào?
- 7. Mất bao lâu để vết mổ sau sinh lành?
- 8. Có loại sản phẩm nào đặc trị giúp nhanh lành và mờ sẹo không?
1. Có những kỹ thuật mổ bụng nào thường được sử dụng và vết rạch sau sinh mổ trông thế nào?
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ kỹ thuật mổ sẽ được sử dụng, từ đó xác định loại sẹo mà bạn sẽ có. Có thể đó là đường rạch ngang phần bụng dưới, đây là loại phổ biến nhất được sử dụng. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện ở phía trên lông mu, và khi lành cũng là vết thương thẩm mỹ so với các kỹ thuật khác. Nó cũng gây chảy máu ít hơn và giảm nguy cơ bị hở vết thương nếu như bạn tiếp tục bầu và sinh nở lần sau.
Vết mổ dọc thường không phổ biến, và được coi là một phương pháp cũ. Về mặt y tế, vết mổ này dọc giữa bụng, từ rốn trở và thường là chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.
Phần bên trong, vết sẹo trên tử cung của bạn có thể cũng giống như vết sẹo trên bụng của bạn. Sinh non, thai ngược hoặc một trường hợp cấp cứu y tế đặc biệt có thể sẽ phát sinh thêm một vết mổ khác trong quá trình phẫu thuật và sinh thường trong thai kỳ tiếp theo có thể mang lại nhiều rủi ro hơn sau lần sinh mổ.
2. Bác sĩ dùng gì để khâu vết mổ lại?
Các loại dụng cụ sử dụng khi khâu vết mổ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả loại cơ địa và thói quen của bác sỹ. Nhưng nhìn chung, các bác sĩ sẽ sử dụng: kẹp, mũi khâu, băng chuyên dụng, keo dán… Một số loại nhưng chỉ khâu, băng chuyên dụng được sử dụng tạm thời và sẽ loại bỏ khỏi người sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này phụ thuộc vào từng bác sĩ và cách mà bạn điều trị vết thương.
3. Tôi phải làm gì nếu bị đau bên trong vết mổ?
Đau là bình thường trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Bác sỹ sẽ kê toa thuốc giảm đau thích hợp. Có một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang bị biến chưng sau mổ như là sưng đỏ, đau cực độ hoặc đau nặng hơn.
Bạn cũng nên gọi ngay cho bác sĩ nếu có bất cứ thứ gì rỉ ra khỏi vết rạch. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, cần được chăm sóc kịp thời.
Tê xung quanh vết rạch không phải là một biến chứng nhưng cũng có thể đáng lưu tâm. Một số bà mẹ cho biết họ không có cảm giác gì xung quanh vết rach. Đối với một số người đó là tình trạng mất cảm giác tạm thời. Một số có thể là vĩnh viễn.
4. Sẹo mổ bị ngứa có phải bình thường không?
Ngứa là rất bình thường trong quá trình sẹo lành. Hãy cẩn trọng với việc gãi nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị ngứa và tê, bạn có thể gãi nhiều và tự mình làm trầy xước. Một số bà mẹ cho biết việc băng hoặc giữ vết sẹo chặt có thể giúp giảm cảm giác ngứa ngáy. Ngứa cũng có thể được gây ra bởi lông mu phát triển trở lại sau khi bị cao đi trước khi phẫu thuật.
5. Tôi nên làm gì để vết sẹo mổ sau sinh không bị kích ứng?
Bạn cần đảm bảo chỗ cắt rạch phải sạch sẽ và khô ráo. Nếu gặp khó khăn trong việc giữ vết thương khô, hãy thử trao đổi với bác sĩ xem có thể sử dụng biện pháp gì cho tới khi nó lành lại. Bạn cũng có thể sử dụng gạc, bông và chắn chắn phải chờ da khô sau khi tắm xong.
Trong vài tháng đầu, hãy cố gắng tránh cọ quần áo lên vết sẹo quá nhiều, mặc thoáng mát và rộng rãi. Khi mô lành lại, bạn hãy thử lại các quần áo cũ.
6. Vết sẹo sau sinh trông như thế nào?
Sau khi lành, vết sẹo có thể dài từ 10-15cm, mặc dù chiều dài có thể thay đổi tùy theo vị trí vết rạch và không gian cần thiết để bé có thể ra ngoài. Màu đỏ cũng có thể giảm theo thời gian.
Tùy thuộc vào cơ địa và cách bạn chữa lành, vết sẹo có thể phẳng hoặc lớn lên. Nếu việc tăng sinh collagen quá mức trong quá trình lành, bạn có thể có một vết sẹo lớn hơn, hay còn gọi là sẹo phì đại.
7. Mất bao lâu để vết mổ sau sinh lành?
Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi của vết sẹo một cách từ từ, cũng như sự thay đổi của cơ thể mỗi ngày. Bạn cũng có thể chụp lại để xem quá trình chữa lành vết thương trông như thế nào qua thời gian. Ban đầu, quá trình lành sẽ khá nhanh và thay đổi hàng ngày có thể nhìn thấy được nhưng sau đó thì những thay đổi sẽ không dễ để nhận ra.
Thời gian để một vết mổ sau sinh lành tùy thuộc và mỗi người. Đôi khi có những yếu tố làm chậm quá trình chữa lành, như là dinh dưỡng không hợp lý, nhiễm trùng. Đôi khi có những yếu tố giúp lành nhanh như sử một bổ trợ một số loại kem trị sẹo phù hợp và an toàn. Giữ gìn sữa khỏe và ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể làm tốt công việc của mình.
8. Có loại sản phẩm nào đặc trị giúp nhanh lành và mờ sẹo không?
Tất cả những ai sinh mổ sẽ đều có sẹo. Nhưng sẹo có hình dạng như thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Vết sẹo đó có tuổi thọ bao lâu
- Các vết rạch được thực hiện
- Loại kỹ thuật giúp khép vết thương mà bác sĩ đã làm là gì
- Cơ thể của bạn được chữa lành như thế nào
- Loại da, cơ địa của bạn thường có xu hướng để lại sẹo như thế nào
Khi vết thương đã lành, bạn nên tính ngay tới việc xem xét các giải pháp về thẩm mỹ. Việc xử lý vết sẹo to trở nên nhỏ và mờ hẳn đi thường lâu và khó hơn việc ức chế tạo sẹo. Tốt nhất là nên xử lý sẹo vào đúng thời điểm VÀNG, giúp ít để lại sẹo nhất, sẹo nhỏ nhất và sẹo nhanh mờ nhất.
Trước khi sẹo hình thành, rất khó để biết vết sẹo đó lồi hay lõm. Vì vậy, nên chọn sản phẩm có thể điều trị được cho cả sẹo lồi và sẹo lõm.
Mặc dù vết thương đã khép miệng, nhưng mô tổn thương bên dưới da vẫn chưa lành lặn hoàn toàn. Nên chọn dùng sản phẩm có tác dụng tăng tưới máu và giảm viêm để giúp vết thương nhanh lành hơn, vết sẹo hình thành nhỏ hơn, ít hơn.
Thời điểm vàng để hạn chế sẹo hình thành đó là từ 21-60 ngày sau khi vết thương khép miệng, liền da.
Cách điều trị đúng cách là bạn nên chọn sản phẩm có tác dụng tăng tưới máu, kháng viêm và thẩu thấu sâu vào lớp da bên dưới.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại gel trị sẹo chiết xuất từ hành tây Orlavi Scargel, đã được chứng mình là làm lành vết thương nhanh mà hạn chế tối đa sẹo. Sử dụng gel mỗi ngày giúp làm lành và cấp ẩm cho lớp sừng, giảm quá trình sừng hóa và ngăn chặn tín hiệu tiếp tục sản xuất thêm collagen.