Bàn Chân Bẹt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Kiểm Tra & Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Bàn chân bẹt là gì?
  • Nguyên nhân bàn chân bẹt
  • Dấu hiệu bàn chân bẹt
  • Triệu chứng bàn chân bẹt
  • Kiểm tra bàn chân bẹt
  • Chẩn đoán bàn chân phẳng
  • Điều trị bàn chân phẳng
  • Tác hại của bàn chân bẹt
  • Phòng ngừa bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt

- Ngày đăng:23/04/2024
Bàn chân bẹt là một dị tật xương tương đối phổ biến nhưng nhiều người không nhận ra rằng bản thân có tình trạng này cho đến khi cảm thấy đau bàn chân, mắt cá chân hoặc mắt cá. Vậy nguyên nhân gây ra bàn chân bẹt là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Mục lục
  • Bàn chân bẹt là gì?
  • Nguyên nhân bàn chân bẹt
  • Dấu hiệu bàn chân bẹt
  • Triệu chứng bàn chân bẹt
  • Kiểm tra bàn chân bẹt
  • Chẩn đoán bàn chân phẳng
  • Điều trị bàn chân phẳng
  • Tác hại của bàn chân bẹt
  • Phòng ngừa bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt hay hội chứng bàn chân phẳng là tình trạng vòm cong ở phần giữa bàn chân bị xẹp xuống, khi đứng toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Thông thường, vòm cong này hoạt động như một bộ giảm xóc tự nhiên, giúp cho phân phối lực sinh ra trong quá trình đi bộ, chạy và các hoạt động chịu trọng lượng khác. Khi vòm chân bị xẹp, bàn chân trở nên phẳng hơn và có thể dẫn đến tình trạng đau nhức hoặc gây khó khăn khi di chuyển.

Bàn chân bẹt là gì
Hình ảnh cấu bàn chân bẹt so với bàn chân bình thường.

Lưu ý, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mới biết đi, bàn chân bẹt là một hiện tượng hết sức bình thường vì giai đoạn này vòm bàn chân chưa phát triển. Tuy nhiên, bàn chân ở một số ít trẻ vẫn tiếp tục phẳng khi trưởng thành, do đó cần chú ý quan sát chân trẻ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân bàn chân bẹt

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bàn chân bẹt, bao gồm:

  • Di truyền: Bàn chân bẹt bẩm sinh có tính di truyền và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau ở trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Yếu cơ bàn chân: Các cơ yếu ở bàn chân có thể không đủ sức để hỗ trợ vòm chân, dẫn đến sụp vòm.
  • Rối loạn chức năng gân chày sau: Là nguyên nhân phổ biến khiến vòm bị xẹp ở tuổi trưởng thành, thường gặp ở phụ nữ sau 40 tuổi mắc các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, béo phì.
  • Sự lỏng lẻo của dây chằng: Một số người bị lỏng dây chẳng bẩm sinh thứ phát sau hội chứng Down, Marfan, Ehlers Danos cũng có thể phát triển bàn chân bẹt cao hơn người bình thường.
  • Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân: Điều này có thể làm tổn thương các gân và dây chằng hỗ trợ vòm chân, khiến vòm chân sụp xuống.
  • Tăng cân: Tăng cân quá mức có thể gây áp lực lên bàn chân, khiến vòm chân bị sụp.
  • Mang giày không phù hợp: Đi giày quá chật hoặc giày cao gót có thể làm căng cơ bàn chân và khiến vòm chân bị sụp.
  • Các tình trạng sức khỏe: Viêm khớp dạng thấp, bại não và đái tháo đường có thể làm yếu cơ bàn chân và gây ra bàn chân bẹt.
Nguyên nhân bàn chân bẹt
Rối loạn chức năng gân chày sau có thể gây ra hội chứng bàn chân bẹt.

Dấu hiệu bàn chân bẹt

Một số dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt bao gồm:

  • Phần giữa bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất khi đứng.
  • Cổ chân bị lệch vào trong.
  • Đầu gối cong vào trong.
  • Giày bị mòn không đều ở phần đế trong.
  • Đau ở bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.

Triệu chứng bàn chân bẹt

Hầu hết những người có bàn chân bẹt đều không có gặp phải bất kỳ triệu chứng gì. Một số khác lại cảm thấy đau vòm bàn chân, khó chịu mắt cá chân, mệt mỏi khi đứng hoặc đi lại trong thời gian dài, đi lại khó khăn, đặc biệt là trên những bề mặt không bằng phẳng.

Kiểm tra bàn chân bẹt

Một trong các cách kiểm tra bàn chân bẹt đơn giản tại nhà là nhìn vào dấu chân trên giấy, sàn ướt hoặc trên đất cát. Ở bàn chân khỏe mạnh, chiều rộng của dấu chân ở giữa bàn chân bằng khoảng một nửa chiều rộng tối đa của nó. Ở bàn chân phẳng, dấu chân vẫn giữ nguyên chiều rộng từ gót chân đến ngón chân.

Kiểm tra bàn chân bẹt
Kiểm tra bàn chân bẹt thông qua hình dạng dấu chân.

Chẩn đoán bàn chân phẳng

Để chẩn đoán bàn chân phẳng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, khám sức khỏe (sờ nắn, kiểm tra dáng đi, kiểm tra sức mạnh cơ. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đứng trên một máy quét bàn chân để kiểm tra hình dạng vòm bàn chân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, siêu âm, chụp CT hoặc MRI để xác nhận chẩn đoán.

Điều trị bàn chân phẳng

Điều trị bàn chân phẳng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Giảm cân, tập thể dục tăng cường cơ bàn chân và tránh mang giày không phù hợp có thể giúp cải thiện bàn chân phẳng.
  • Nẹp chỉnh hình: Nẹp chỉnh hình có thể giúp hỗ trợ vòm chân và giảm đau.
  • Đế giày chỉnh hình y khoa: Đây là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ vòm chân và giảm áp lực lên các phần khác của bàn chân. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt hỗ trợ cấu trúc bàn chân cho trẻ em trong độ tuổi từ 2-7 tuổi về vị trí cân bằng.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể cần thiết trong những trường hợp nghiêm trọng của bàn chân phẳng.
Điều trị bàn chân phẳng
Đế giày chỉnh hình y khoa là một phương pháp điều trị bàn chân bẹt phổ biến.

Tác hại của bàn chân bẹt

Nếu không được điều trị, bàn chân bẹt có thể dẫn đến một số tác hại sau:

  • Căng cơ, đau chân hoặc đau lưng mạn tính.
  • Khó đi lại hoặc tham gia các hoạt động thể chất.
  • Nhiều khả năng bị chấn thương ở mắt cá chân hoặc đầu gối.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp do tư thế xấu, dáng đi không tự nhiên.

Phòng ngừa bàn chân bẹt

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa bàn chân bẹt, nhưng có một số biện pháp có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này, bao gồm:

  • Giữ trọng lượng khỏe mạnh.
  • Tập thể dục tăng cường cơ bàn chân.
  • Mang giày vừa vặn, tránh đi giày cao gót thường xuyên.
  • Chăm sóc, bảo vệ bàn chân kỹ lưỡng, hạn chế chấn thương.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng