Hội Chứng Raynaud: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng Raynaud là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud
  • Hội chứng Raynaud nguyên phát
  • Hội chứng Raynaud thứ phát
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Điều trị hội chứng Raynaud nguyên phát
  • Điều trị hội chứng Raynaud thứ phát

Hội chứng Raynaud

- Ngày đăng:29/03/2024
Hội chứng Raynaud ảnh hưởng đến các đầu ngón tay và ngon chân khiến chúng trở lên lạnh, tê và thay đổi màu sắc. Điều này có thể xảy ra trong vài phút đến vài giờ, một số ít trường hợp tình trạng thiếu oxy kéo dài dẫn đến tình trạng loét da, hoại tử.
Mục lục
  • Hội chứng Raynaud là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud
  • Hội chứng Raynaud nguyên phát
  • Hội chứng Raynaud thứ phát
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Điều trị hội chứng Raynaud nguyên phát
  • Điều trị hội chứng Raynaud thứ phát

Hội chứng Raynaud là gì?

Hội chứng Raynaud là một tình trạng co thắt mạch, hạn chế lưu lượng máu ở tứ chi khiến các ngón tay, ngón chân trở nên trắng bệch, xanh tím rồi đỏ ửng. Các cơn co thắt này thường sau khi tiếp xúc với lạnh. lo lắng hoặc căng thẳng.

Hội chứng Raynaud là gì
Khi bệnh Raynaud xảy ra, máu không thể đến được bề mặt da, dẫn đến các vùng da chuyển sang màu trắng hoặc xanh

Nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud nguyên phát

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Raynaud nguyên phát vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, bao gồm:

  • Phụ nữ 
  • Tuổi dưới 30, thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên
  • Tiền sử gia đình mắc hội chứng Raynaud
  • Hút thuốc
  • Uống cà phê
  • Uống rượu

Hội chứng Raynaud thứ phát

Hội chứng Raynaud thứ phát là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như trong một số bệnh lý sau:

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Ung thư
  • Suy giáp
  • Xơ cứng bì
  • Mô liên kết hỗn hợp.
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Hội chứng kênh Guyon
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Tăng huyết áp động mạch phổi
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Hội chứng Sjogren

Ngoài ra, đặc thù công việc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, sử dụng máy cưa, khoan búa trong thời gian dài, dùng một số loại thuốc (thuốc chẹn beta, thuốc kháng sinh chống ung thư,...) cũng có thể gây hiện tượng Raynaud.

Triệu chứng của hội chứng Raynaud

Triệu chứng của hội chứng Raynaud có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thường xảy ra khi thời tiết lạnh, sau khi cầm nắm vật lạnh hoặc stress tâm lý. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Da ở phần cơ thể bị ảnh hưởng chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc trắng do thiếu lưu lượng máu.
  • Sau đó, khu vực này chuyển sang màu xanh lam, có cảm giác lạnh và tê vì máu còn lại trong mô mất oxy.
  • Cuối cùng, khi mạch máu giãn và tuần hoàn trở lại, vùng da đó chuyển sang màu đỏ và có thể sưng lên, ngứa ran hoặc đau nhói.

Lúc đầu chỉ có một ngón tay hoặc ngón chân có thể bị ảnh hưởng sau đó có thể di chuyển sang các ngón tay, ngón chân khác. Ngón cái ít bị ảnh hưởng hơn các ngón khác. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ và cơn đau liên quan đến mỗi đợt có thể khác nhau.

Trong trường hợp nghiêm trọng, trên các đầu ngón tay hoặc ngón chân thường sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ, gây đau đớn. Nếu tình trạng thiếu oxy mô kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử.

Chẩn đoán hội chứng Raynaud

Lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bao gồm thời điểm xuất hiện, tần suất, mức độ nghiêm trọng và các yếu tố kích hoạt. Sau đó sẽ khám các ngón tay, ngón chân, vành tai và đầu mũi để tìm các dấu hiệu đổi màu, tình trạng da và các bất thường khác.

Cận lâm sàng

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác để tìm các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra hội chứng Raynaud, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp Doppler

Điều trị hội chứng Raynaud

Điều trị hội chứng Raynaud nguyên phát

  • Tránh tiếp xúc với lạnh: Mặc quần áo ấm, đi găng tay và tất khi ra ngoài trời lạnh.
  • Quản lý căng thẳng: Tham gia các hoạt động thư giãn như yoga, thiền hoặc hít thở sâu.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc này giúp giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp tổn thương mô nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt bỏ các dây thần kinh gây co thắt mạch máu.

Điều trị hội chứng Raynaud thứ phát

Điều trị tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng Raynaud thứ phát.

Phòng ngừa hội chứng Raynaud

Không có cách nào có thể ngăn ngừa hội chứng Raynaud. Tuy nhiên, áp dụng một số biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn co thắt mạch máu.

  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh quá lâu, giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài.
  • Dưỡng ẩm bàn tay, bàn chân tránh bị khô, nứt nẻ. Khi rửa bát nên sử dụng găng tay cao su.
  • Không hút thuốc lá, uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffein vì có thể gây co mạch.
  • Học cách thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng.
  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì lưu lượng máu.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để có một sức khỏe tốt.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nature's Way Ginkgo Biloba 2000mg - Hỗ trợ tuần hoàn máu não, giảm đau đầu, chóng mặt
Freeship
Freeship
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng