Hội chứng Volkmann: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hội chứng Volkmann là gì?
  • Nguyên nhân gây hội chứng Volkmann
  • Đối tượng nguy cơ mắc
  • Triệu chứng của hội chứng Volkmann
  • Chẩn đoán hội chứng Volkmann
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng

Hội chứng Volkmann

- Ngày đăng:13/04/2024
Volkmann một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Nó thường xảy ra sau chấn thương ở vùng cơ bắp hoặc xương gần khu vực khuỷu tay ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả của hội chứng Volkmann có thể là mất một phần hoặc toàn bộ chức năng của cánh tay và bàn tay do tổn thương nghiêm trọng đến cơ bắp, dây thần kinh, mạch máu.
Mục lục
  • Hội chứng Volkmann là gì?
  • Nguyên nhân gây hội chứng Volkmann
  • Đối tượng nguy cơ mắc
  • Triệu chứng của hội chứng Volkmann
  • Chẩn đoán hội chứng Volkmann
  • Lâm sàng
  • Cận lâm sàng

Hội chứng Volkmann là gì?

Hội chứng Volkmann được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Đức Richard von Volkmann, người đầu tiên mô tả các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự co rút xảy ra ở các chi, phổ biến trên các ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay dẫn đến tình trạng co cứng cơ, gây đau và biến dạng uốn cong vĩnh viễn trông giống như móng vuốt. 

Nguyên nhân gây hội chứng Volkmann

Hội chứng Volkmann phát triển khi cơ bị tổn thương do thiếu máu cục bộ kéo dài. Nguyên nhân đến từ các chấn thương ở vùng tay như gãy trên lồi cầu xương cánh tay hoặc bất kỳ vết dập nát, gãy xương, bỏng, chấn thương động mạch,... có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy, đè lên mạch máu và làm giảm lưu lượng đến cánh tay. 

Khi cơ co lại, nó sẽ kéo vào khớp ở phần cuối của cơ giống như khi nó co bình thường. Nhưng vì cứng nên khớp vẫn bị cong và kẹt.

Nguyên nhân gây hội chứng Volkmann
Hội chứng Volkmann có thể xảy ra sau chấn thương ở khuỷu tay.

Đối tượng nguy cơ mắc

Người có tổn thương ở chi thường có nguy cơ mắc hội chứng Volkmann cao hơn, đặc biệt trong trường hợp:

  • Gãy xương cẳng tay hoặc khuỷu tay
  • Băng bó chặt
  • Phẫu thuật hoặc tiêm một thuốc vào cẳng tay
  • Tổn thương mạch máu ở cẳng tay
  • Rối loạn chảy máu
  • Phì đại cơ
  • Khối u
  • Bỏng
  • Tập thể dục cường độ cao quá mức
  • Động vật cắn gây tổn thương.

Triệu chứng của hội chứng Volkmann

Các triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ nét như: 

  • Cảm giác đau xảy ra khi kéo giãn cơ, sờ nắn vùng bị ảnh hưởng.
  • Vùng da nhợt nhạt do thiếu máu nuôi dưỡng.
  • Biến dạng ở cổ tay, bàn tay và ngón tay khiến bàn tay có hình dạng giống móng vuốt.
  • Có thể không cảm nhận được mạch đập ở cánh tay bị sưng, chủ yếu ở phần xa (mất mạch).
  • Người bệnh có cảm giác tê, châm chích như kiến bò.
  • Tê liệt, mất cảm giác
Triệu chứng của hội chứng Volkmann
Biến dạng ở cổ tay, bàn tay và ngón tay khiến bàn tay có hình dạng giống móng vuốt là một trong các triệu chứng phổ biến của hội chứng Volkmann. 

Các triệu chứng của bệnh cũng có thể được chia thành các mức độ:

  • Nhẹ: Co cứng khi gấp 2 hoặc 3 ngón tay mà không mất hoặc mất cảm giác giới hạn
  • Trung bình: Tất cả các ngón tay đều uốn cong và ngón cái hướng theo hướng lòng bàn tay. Trong trường hợp này, nắm tay có thể bị uốn cong vĩnh viễn và thường mất cảm giác ở bàn tay.
  • Nặng: Tất cả các cơ ở cẳng tay (cơ gấp và cơ duỗi) đều bị ảnh hưởng. Đây là một tình trạng hạn chế nghiêm trọng.

Chẩn đoán hội chứng Volkmann

Lâm sàng

Hội chứng Volkmann có thể được chẩn đoán dễ dàng thông qua bệnh sử và khám thực thể. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp không cần xét nghiệm chẩn đoán.

Cận lâm sàng

Khi bệnh sử  và khám thực thể không thể đưa ra kết luận bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Đo áp lực trong khoang xương: Áp lực khoang lớn hơn 30 đến 40 mmHg được coi là bất thường và cần phẫu thuật cắt mở cân.
  • Siêu âm mạch máu: Kiểm tra, đánh giá dòng chảy của máu, vị trí tắc nghẽn, xơ vữa.
  • Chụp X-quang: Hữu ích trong việc xác định gãy xương trên lồi cầu cánh tay.

Điều trị hội chứng Volkmann

Mục tiêu điều trị hội chứng Volkmann là ngăn ngừa chấn thương có thể dẫn đến co rút và giúp cho bệnh nhân lấy lại một phần hoặc toàn bộ khả năng sử dụng cánh tay hoặc bàn tay. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ co rút, cụ thể:

  • Tình trạng co rút nhẹ: Điều trị bằng vật lý trị liệu, thực hiện các bài tập kéo giãn cơ và nẹp các ngón tay bị ảnh hưởng. Một số trường hợp có thể cần tiến hành phẫu thuật làm cho gân dài hơn.
  • Tình trạng co rút vừa phải: Phẫu thuật sửa chữa các cơ, gân và dây thần kinh. Nếu cần thiết có thể kéo rút ngắn xương cánh tay.
  • Tình trạng co rút bị biến dạng nghiêm trọng: Phẫu thuật loại bỏ các cơ, gân hoặc dây thần kinh bị dày lên, có sẹo hoặc chết. Chúng được thay thế bằng cơ, gân hoặc dây thần kinh được chuyển từ các vùng cơ thể khác. Các gân vẫn đang hoạt động có thể cần được làm dài hơn.

Phòng ngừa hội chứng Volkmann

Một số biện pháp phòng ngừa hội Volkmann được đưa ra cho các đối tượng sau khi phẫu thuật hoặc chịu các các tổn thương ở chi nhằm bảo đảm lưu thông tuần hoàn và giảm áp lực trong các khoang. Bao gồm:

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên tập vận động từ từ.
  • Tập các bài tập duỗi thụ động phù hợp.
  • Gia tăng sức cơ.
  • Xẻ dọc khi bó bột tránh chèn ép khoang.
  • Khi có các dấu hiệu bệnh, cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán sớm để đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chia sẻ
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng