Bổ Sung DHA Cho Bé Đến Khi Nào?
phuongchinh-logo

Bổ sung DHA cho bé đến khi nào?

- Ngày đăng:21/11/2023
Việc bổ sung DHA cho trẻ là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của não bộ, mắt và hệ thần kinh. Tuy nhiên, bổ sung cho đến bao lâu là đủ và như thế nào mới hợp lý là điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Vì vậy, nhà thuốc uy tín 35 năm sẽ giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Xem nhanh

  • Bổ sung DHA cho bé đến khi nào?
  • Cần lưu ý gì khi bổ sung DHA cho bé?
    • Tuân thủ liều lượng
    • Lựa chọn nguồn DHA bổ sung phù hợp
    • Kiểm tra tình trạng dị ứng
  • Cách bổ sung DHA cho bé
    • Thông qua chế độ dinh dưỡng
    • Sử dụng sản phẩm bổ sung DHA
  • Kết luận

Bổ sung DHA cho bé đến khi nào?

"Bổ sung DHA cho bé đến khi nào" sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn dinh dưỡng, lượng DHA mà trẻ nhận được thông qua sữa mẹ (đối với trẻ sơ sinh) hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày (đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên) và tình trạng phát triển của trẻ (ví dụ: rối loạn hành vi, chậm phát triển, thị lực kém). 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, DHA có tác dụng rất tốt cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ còn đang trong bụng mẹ cho đến khi trẻ 2 tuổi. Do đó, các mẹ nên chú ý bổ sung DHA vào những giai đoạn đầu đời để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của não bộ của trẻ.

Tiếp đến là giai đoạn trẻ từ 2 đến 6 tuổi, DHA sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ phát triển trí thông minh, khả năng học hỏi và ghi nhớ. Từ 6 tuổi trở đi, cấu trúc của bộ não đã gần như hoàn thiện và chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cung cấp đầy đủ DHA cho trẻ.

Độ tuổi    Nhu cầu DHA
Bà bầu và mẹ cho con bú 100-200mg
0 đến 6 tháng tuổi 17-19mg/100kcal
6 tháng đến 2 tuổi 100-150mg
2 đến 6 tuổi 200-250mg

Cần lưu ý gì khi bổ sung DHA cho bé?

Khi bổ sung DHA, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

Tuân thủ liều lượng

DHA cần được bổ sung với liều lượng phù hợp cho từng độ tuổi và trọng lượng của bé. Không tùy tiện tăng liều mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Lựa chọn nguồn DHA bổ sung phù hợp

Mẹ có thể bổ sung DHA cho bé từ các thực phẩm giàu DHA (cá hồi, cá thu, óc chó,..) hoặc các sản phẩm bổ sung DHA dạng viên nang, siro. Ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được kiểm định chất lượng. Trước khi sử dụng, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ và thành phần của sản phẩm.

Kiểm tra tình trạng dị ứng

Một số trẻ nhạy cảm có thể bị dị ứng với DHA. Do đó, cần thử sản phẩm với liều nhỏ trước khi sử dụng để đánh giá phản ứng của cơ thể.

Cách bổ sung DHA cho bé

Thông qua chế độ dinh dưỡng

Mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu DHA để bổ sung thường xuyên trong khẩu phần ăn của bé như:

  • Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,..
  • Hải sản như tôm, sò điệp, hàu, ngao,..
  • Lòng đỏ trứng, óc chó
  • Đậu nành, hạt lanh,..

Sử dụng sản phẩm bổ sung DHA

Ngoài thực phẩm, mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung DHA dạng viên uống, viên nhai, siro,.. để bù đắp thêm lượng DHA cần thiết hàng ngày. Một số nhãn hiệu tốt mà mẹ có thể tham khảo thêm như DHA Nature's Way, DHA Healthy Care,... Tuy nhiên, trước khi dùng sản phẩm bổ sung DHA cha mẹ cũng cần có hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kỹ lưỡng về liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ.

Sử dụng sản phẩm bổ sung DHA
DHA Nature's Way có nhiều dạng bào chế khác nhau phù hợp cho nhiều lứa tuổi.

Kết luận

Như vậy, việc bổ sung DHA cho trẻ cần được thực hiện từ khi mang thai cho đến khoảng 6 tuổi. Trong giai đoạn này, DHA giúp hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của não bộ và thị giác ở trẻ. Bổ sung với liều lượng phù hợp và có sự tư vấn của chuyên gia y tế là điều vô cùng quan trọng. 

Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích để bổ sung DHA đúng cách, góp phần vào sự phát triển toàn diện cho các bé yêu!

>> Xem thêm: DHA cho bé loại nào tốt?

Lương Thị Nga
Tư vấn chuyên môn
Dược sĩ: Lương Thị Nga
Dược sĩ Lương Thị Nga phụ trách triển khai mảng nội dung chăm sóc sức khỏe trên website của nhà thuốc Phương Chính.
Chia sẻ
Bài viết cùng danh mục
Phụ nữ mới mang thai nên kiêng những gì?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trước và trong giai đoạn mang thai cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không khoa học. Vậy mẹ phải kiêng khem như thế nào là đúng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Cùng lắng nghe bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện phụ sản Trung Ương chia sẻ về vấn đề này.

12 Cách trị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè như có đờm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè như có đờm là những triệu chứng rất phổ biến. Mỗi khi thấy con bị như vậy bố mẹ rất buồn và lo lắng không biết phải làm gì để giúp cho con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và cách ngăn chặn tình trạng trên của trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Bài viết liên quan
Những loại thực phẩm giàu Omega 3 (DHA) cho trẻ

Mẹ hiểu được tầm quan trọng của Omega-3 DHA đối với bé nên đang tìm kiếm thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho trẻ để bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của bé? Mẹ đúng là một người mẹ thông thái biết con đang cần gì, bổ sung gì để phát triển trí não, tăng khả năng nhận thức, tăng cường trí thông minh. Dưới đây là Top 7 loại thực phẩm giàu Omega-3 DHA cho bé mẹ có thể tham khảo và bổ sung cho trẻ.

Khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ?

Nhiều mẹ biết tầm quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhưng không biết khi nào nên bổ sung dầu cá omega 3 (DHA) cho trẻ là phù hợp nhất để con hấp thụ DHA một cách tốt nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc khi nào thì chúng ta cần bổ sung dầu cá Omega DHA cho trẻ.

Trẻ thiếu máu cần bổ sung gì?

Mẹ thấy đấy, hiện nay tình trạng trẻ bị thiếu máu rất nhiều, trong khi bệnh thiếu máu ở trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến bé chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ cũng như trí nhớ và khả năng học hỏi. Vì thế, nếu trẻ bị thiếu máu mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ổn định sức khỏe, phát triển toàn diện.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển chiều cao

Bất cứ một người mẹ nào cũng mong muốn con mình cao lớn, phát triển chiều cao tối đa. Nhưng không phải cứ muốn là được mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không nhất thiết chỉ dựa vào yếu tố di truyền. Vì đôi khi, chính những sai lầm của bố mẹ làm con chậm phát triển chiều cao. Cùng liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao nhé.

messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng