Rạn da đỏ, rạn da trắng là gì? 3 cách trị rạn da hiệu quả
Xem nhanh
- Rạn da đỏ là gì?
- Bị rạn da màu đỏ có tự hết không?
- Rạn da trắng là gì?
- Rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng?
- Rạn da trắng có tự hết không?
- Phương pháp điều trị rạn da
- Công nghệ thẩm mỹ hiện đại
- Phương pháp tự nhiên
- Dùng dầu trị rạn da
- Biện pháp ngăn ngừa rạn da
Rạn da đỏ là gì?
Rạn da màu đỏ được phân loại là giai đoạn cấp tính của vết rạn, khi da bị kéo căng quá mức làm xuất hiện tình trạng viêm, xung huyết nhẹ. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc tím, có thể gây ngứa. Hạn chế gãi các vết rạn vì có thể làm chúng sâu hơn và để lại sẹo.
Màu đỏ cho thấy sự hiện diện của các mạch máu dưới da nên ở giai đoạn này, các vết rạn có thể nhanh lành hơn nếu sử dụng các biện pháp phục hồi collagen như bôi kem, laser,...
Vị trí rạn đỏ thường xuất hiện là bụng, ngực, đùi, hông, mông và các vùng da khác dễ bị kéo dãn như dưới cánh tay. Một số nguyên nhân dẫn đến rạn da đỏ:
- Bà bầu & sau sinh - Da không bắt kịp với sự phát triển của thai nhi
- Tuổi dậy thì: Tăng trưởng cân nặng nhanh chóng
- Tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng
- Di truyền - Người thân bị rạn da thì có bị khả năng rạn cao hơn
- Người bị mắc hội chứng Cushing hoặc hội chứng Marfan
- Sử dụng corticoisteroid trong thời gian dài
- Tăng kích thước cơ bắp nhanh chóng do tập thể hình
Bị rạn da màu đỏ có tự hết không?
Theo các bác sĩ thì bị rạn da màu đỏ không thể tự hết được bởi vì khi ra bị rạn đồng nghĩa với các cấu trúc tầng trung của da bị tổn thương, đứt gãy, khả năng sản sinh collagen giảm đi dẫn đến độ đàn hồi kém và không thể tự phục hồi.
Tuy nhiên nếu chúng ta phát hiện sớm và kịp thời ngay từ giai đoạn rạn đỏ thì có thể xoá mờ được rạn đỏ, tránh tình trạng chuyển sang rạn trắng thì lúc đó việc xoá mờ rạn trở lên khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.
Rạn da trắng là gì?
Rạn da trắng là những vết rạn đã cũ (trên 12 tháng hoặc vài năm), chuyền dần từ các vết rạn đỏ và khó điều trị hơn so với rạn da đỏ do các mạch máu đã bị thu hẹp.
Rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng?
Trên thực tế, những vết rạn đỏ có xu hướng mờ dần theo thời gian và chuyển sang màu trắng trong khoảng từ 6 đến 12 tháng hoặc tùy theo cơ địa và cách chăm sóc da.
Rạn da trắng có tự hết không?
Theo các bác sĩ da liễu thì các vết rạn da trắng không thể tự hết được, và cũng không thể làm chúng biến mất hoàn toàn được bởi rạn da là một dạng tổn thương da vĩnh viễn, tuy nhiên chúng ra vẫn có thể thu hẹp và làm mờ được các vết rạn để trông chúng thẩm mỹ hơn.
Phương pháp điều trị rạn da
Rạn da đỏ hay rạn da trắng đều vô hại trên da, tuy nhiên các vết rạn da có thể gây mất thẩm mỹ và tác động tâm lý tiêu cực đối với nhiều người. Phương pháp phổ biến là sử dụng công nghệ điều trị hiện đại, sử dụng kem trị rạn da hoặc các biện pháp tự nhiên.
Công nghệ thẩm mỹ hiện đại
Công nghệ thẩm mỹ hiện đại ngày càng phát triển để đáp nhu cầu làm đẹp ngày một tăng. Mục đích là thu hẹp, làm mờ rạn, tăng sinh collagen vùng da tổn thương, giảm sự xuất hiện của vết rạn.
Liệu pháp laser
Tia laser giúp loại bỏ các lớp trên cùng của da, tạo ra các vết thương nhỏ, từ đó kích thích sự phát triển của các sợi collagen. Cải thiện và giảm sự xuất hiện của các vết rạn, cho làn da mịn màng hơn. Một số tác dụng phụ cơ thể xuất hiện như sưng tấy, tăng sắc tố,...
Mài da vi điểm (Microdermabrasion)
Phương pháp giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da màu trắng. Bằng cách phun các tinh thể rất nhỏ lên khu vực bị ảnh hưởng, giúp lấy đi lớp tế bào chết, để lộ ra các vùng da sáng khỏe bên dưới.
Liệu pháp sóng tần số (Radiofrequency)
Sử dụng các tần số vô tuyến xâm nhập vào lớp hạ bì, làm kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc.
Phương pháp Chemiacal peel (Thay da sinh học)
Hoạt động bằng cách sử dụng các loại axit để loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, cải thiện vẻ ngoài và kết cấu của làn da.
Tiêm PPR huyết tương giàu tiểu cầu
Khi tiêm PPR sẽ giải phóng yếu tố tăng trưởng có trong tiểu cầu vào mô liên kết, kích thích tế bào da sản sinh elastin và collagen mới, tăng tốc độ chữa lành vết thương.
Các phương pháp trị rạn da bằng công nghệ thẩm mỹ cho hiệu quả cao và nhanh chóng, tuy nhiên chi phí điều trị khá cao và có thể mang đến những rủi ro nhất định. Vì vậy trước khi tiến hành cần tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín.
Phương pháp tự nhiên
Sử dụng các nguyên liệu trị rạn da từ thiên nhiên là một phương pháp an toàn, tiết kiệm. Nhiều nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm rạn da và làm sáng da, tuy nhiên hiệu quả tương đối thấp và cần phải sử dụng đều đặn trong thời gian dài. Dưới đây là một số nguyên liệu thường được sử dụng:
- Nha đam
- Dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu argan
- Nghệ
- Nước ép khoai tây
- Nước chanh
- Lòng trắng trứng
Dùng dầu trị rạn da
Kem trị rạn da thường chứa thành phần chiết xuất tự nhiên, hoạt chất dưỡng ẩm, vitamin, peptide, axit hyaluronic, silicon... giúp làm dịu làn da khô, kích thích sản sinh collagen và elastin, tăng độ đàn hồi, ngăn ngừa và giảm sự xuất hiện của các vết rạn.
Tuy nhiên kem trị rạn da không thể làm cho các vết rạn biến mất hoàn toàn mà chủ yếu có hiệu quả làm mờ và làm mịn da. Để đạt được hiệu quả cao, cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm trị rạn da khiến cho người tiêu dùng cảm thấy choáng ngợp. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với da, có nguồn gốc rõ ràng, đem lại hiệu quả khi sử dụng. Riêng đối với phụ nữ mang thai, cần lựa chọn sản phẩm trị rạn an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé.
Nếu bạn chưa biết chọn sản phẩm trị rạn da nào, có thể tham khảo một số sản phẩm trong các đường link bên dưới:
>>> Xem thêm: Review 5 kem trị rạn da tuổi dậy thì, tăng cân & do tập gym tốt nhất hiện nay
>>> Xem thêm: Review 10 kem trị rạn da cho bà bầu, sau sinh tốt nhất hiện nay
Biện pháp ngăn ngừa rạn da
Một trong các việc làm hữu ích để ngăn ngừa rạn da là duy trì cân nặng khỏe mạnh. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát cân nặng, tránh việc tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh. Nên bổ sung một số loại thực phẩm hữu ích cho da như trái cây, rau củ giàu vitamin C, các loại thực phẩm giàu vitamin D, E, kẽm,... Uống đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết giúp da tránh bị khô và duy trì độ đàn hồi.
Bước tiếp theo là thường xuyên dưỡng ẩm cho những vùng có nguy cơ bị rạn da như ngực, bụng, chân. Một số chất dưỡng ẩm tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu, vitamin E. Nếu các vết rạn đã bắt đầu xuất hiện nên sử dụng các kem, dầu trị rạn da chuyên dụng.
Trên nền tảng mạng xã hội Tik Tok, phái đẹp đang chia sẻ khá nhiều về dầu trị rạn da Elasoil. Sản phẩm chứa dầu argan hữu cơ cùng công nghệ Oleosoft-4 hiện đại giúp làm mờ rạn, dưỡng ẩm cho da săn chắc, giúp da sáng và đều màu hơn.
Cụ thể, định kỳ tẩy tế bào chết 2-3 lần/ tuần, sử dụng dầu rạn da chuyên dụng Elasoil, bôi liên tục trong 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu. Bạn có thể tham khảo thêm biện pháp này để làm mờ rạn và ngăn ngừa rạn tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến rạn da đỏ, rạn da trắng và các vấn đề liên quan khác, hi vọng các nội dung này sẽ giúp ích cho bạn. Rạn da trắng rất khó điều trị dứt điểm nên cần tìm cách ngăn ngừa và điều trị sớm, đặc biệt là ngay từ khi hình thành các vết rạn đỏ hoặc tím.