Cách nhận biết và xử lý viêm da tiếp xúc tránh để lại sẹo
Xem nhanh
- Cách nhận biết và khắc phục nhanh khi bị viêm da tiếp xúc
- Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
- Cách chăm sóc vết viêm da tiếp xúc tránh để lại sẹo
Cách nhận biết và khắc phục nhanh khi bị viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban khi cơ thể phản ứng với một chất lạ nào đó mà cơ thể tiếp xúc. Các chất thường gây viêm da tiếp là các chất gây dị ứng, kích thích, trong đó 80% là hóa chất thường gặp như mỹ phẩm, các chất tẩy rửa, các loại cây độc…
Khi cơ thể chạm vào chất gây viêm da hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra tạo kháng thể với chất này, một chuỗi phản ứng giải phóng các hóa chất bao gồm histamine gây ra các tình trạng viêm da tiếp xúc khác nhau, cụ thể là viêm da kích ứng và viêm da dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi cơ thể trực tiếp tiếp với chất kích thích vật lý, cơ học, hóa học làm tổn thương hàng rào da như vôi, clo, nước rửa chén, xà phòng, xăng, dầu, aceton, xi măng… Những người có làn da khô, da trắng hoặc sáng màu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Khi bị viêm da kích ứng vùng da bị tổn thương sẽ bị đỏ, nóng rát, ngứa và đau nhức. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc chất kích ứng.
Khi tiếp xúc với các chất kích thích dễ gây viêm da, bệnh nhân cần rửa vùng da bằng xà phòng nhẹ và nước mát ngay khi mới tiếp xúc, để trôi bớt một phần độc tố khỏi da, giảm hiện tượng viêm tới mức thấp nhất. Sau đó tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có chỉ định điều trị.
Viêm da tiếp xúc dị ứng: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất gây dị ứng, việc này cần có một quá trình lâu dài tiếp xúc gây ra sự mẫn cảm với dị nguyên là chất dị ứng, mới có những biểu hiện như gây phát ban trên da. Các chất thường gặp gây viêm da tiếp xúc dị ứng là mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay…
Cách nhận biết loại viêm da này là da bị đỏ, ngứa, trường hợp nặng có thể chảy rỉ dịch, vùng dị ứng có thể lan rộng vượt ra khỏi phạm vi vùng da tiếp xúc hóa chất. Khi chỉ phát ban một vùng nhỏ có thể dùng kem hydrocortisone để giảm tình trạng phát ban, bôi kem dưỡng ẩm.
Nếu vùng da bị kích ứng trên diện tích rộng và khó chịu đến mức mất ngủ, đau hơn, nghi ngờ về khả năng nhiễm dị ứng, tự điều trị theo cách trên mà ko hiệu quả, nên đến gặp bác sĩ.
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Thông thường viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi trong vòng 2-4 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy hiện trạng tiếp xúc. Tuy nhiên việc viêm da cơ địa có hình thành sẹo hay không phụ thuộc vào việc chúng ta có chăm sóc vết thương có đúng cách hay không.
Để hạn chế tình trạng sẹo cho viêm da cơ địa gây nên trước hết người bệnh cần vệ sinh vết thương đúng cách, ăn uống đầy đủ chất và lưu ý những đồ ăn nên kiêng để tránh sẹo.
Cách chăm sóc vết viêm da tiếp xúc tránh để lại sẹo
Trong thời gian điều trị, phục hồi các tổn thương da do viêm cần thực hiện nghiêm túc một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng viêm da, nhất là những trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng bằng cách:
Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng các chỉ định điều trị, thay thế các loại xà phòng đang dùng bằng loại an toàn, dịu nhẹ hơn. Ngưng sử dụng cách loại hóa mỹ phẩm nghi ngờ là nguyên nhân gây da các loại viêm da tiếp xúc. Tránh gãi nhiều gây thêm những tổn thương cho vùng da bị viêm.
Dùng kem trị sẹo giúp dưỡng ẩm, chống viêm da, hỗ trợ tái tạo vùng da bị tổn thương ngay khi các vết viêm da đóng vẩy, kéo da non.
Điều chỉnh kế hoạch ăn uống, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho sự tổng hợp protein của cơ thể như chất tạo máu, vitamin C, vitamin nhóm B, kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày để cơ chế tự lành của cơ thể có thể vận hành tối đa chữa lành vết thương.
Để tránh bị bệnh viêm da tiếp xúc cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất dễ gây kích ứng với da bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động. Trong trường hợp bắt buộc cần lau tay thật kỹ sau khi đã rửa bằng nước sạch sau quá trình tiếp xúc chất dị ứng, dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da, nhất là đối với những người có thể địa viêm da tiếp xúc dị ứng.