Hôi Miệng: Nguyên Nhân & Cách Trị Hôi Miệng Hiệu Quả
phuongchinh-logo
Mục lục
  • Hôi miệng là gì?
  • Nguyên nhân hôi miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Khô miệng
  • Các bệnh về nướu
  • Sâu răng
  • Bệnh lý
  • Các nguyên nhân khác
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách
  • Làm sạch răng định kỳ
  • Điều trị các bệnh lý liên quan
  • Thuốc trị hôi miệng

Hôi miệng

- Ngày đăng:23/02/2024
Hơi thở có mùi hôi khó chịu gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt là khi giao tiếp hàng ngày. Làm sao để khắc phục tình trạng xấu hổ này? Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và các cách trị hôi miệng hiệu quả qua nội dung bên dưới đây.
Mục lục
  • Hôi miệng là gì?
  • Nguyên nhân hôi miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Khô miệng
  • Các bệnh về nướu
  • Sâu răng
  • Bệnh lý
  • Các nguyên nhân khác
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách
  • Làm sạch răng định kỳ
  • Điều trị các bệnh lý liên quan
  • Thuốc trị hôi miệng

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng (Halitosis) được mô tả là bất kỳ mùi khó chịu nào được phát ra từ không khí trong miệng và hơi thở. Hôi miệng bắt nguồn từ việc vi khuẩn phân hủy thức ăn thành các hợp chất dễ bay hơi (hợp chất lưu huỳnh, hợp chất nitơ, hợp chất amin,...) có trong miệng hoặc đến từ phổi. Tình trạng này phổ biến mọi lứa tuổi và tạo nên một rào cản về tâm lý cho nhiều người.

Hôi miệng là gì
Vi khuẩn có trong túi nướu và mặt sau răng chuyển hóa acid amin thành các hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng

Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân hơi thở có mùi chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi. Trong khoang miệng có tới 500 loài vi khuẩn và hầu hết chúng đều có khả năng phân hủy hợp chất hữu cơ (đường glucose, chất nhầy, mảnh vụn thức ăn còn sót lại,...) để tạo ra các hợp chất có mùi.

Khô miệng

Nước bọt giúp làm sạch miệng, loại bỏ các vi khuẩn gây mùi hôi, do đó khi bị khô miệng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Khô miệng có thể xảy ra sau khi ngủ, dẫn đến tình trạng "hơi thở buổi sáng" hoặc do một số bệnh.

Các bệnh về nướu

Do vệ sinh răng miệng kém hoặc răng khấp khiểng khó vệ sinh khiến cho mảng bám thức ăn, mảnh vụn vi khuẩn bám tích tụ gây viêm nướu, viêm nha chu. Khi bị nướu bị viêm thường dễ bị chảy máu và tạo ra mùi hôi.

Nguyên nhân hôi miệng
Viêm nha chu, viêm lưỡi, viêm miệng, nấm lưỡi do candida gây hôi miệng.

Sâu răng

Bên cạnh viêm nha chu, các tổn thương trên răng và sâu răng khi không được điều trị cũng tạo thành nơi lưu trữ mảng bám, vi khuẩn.

Bệnh lý

Một số bệnh lý viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày (GERD), bệnh về gan, suy thận, rối loạn nội tiết,... cũng có thể gây ra hôi miệng. Hơi thở có mùi đến từ các vết viêm, loét, bọng mủ và sự tích tụ vi khuẩn gây mùi.

Các nguyên nhân khác

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây hôi miệng do các chất độc hại trong thuốc lá làm tổn thương niêm mạc miệng và khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Ăn hành, tỏi và gia vị: Sau tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ xâm nhập vào máu, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở.
  • Ăn nhiều đồ ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt cũng có thể gây hôi miệng do vi khuẩn trong khoang miệng sử dụng đường để sản sinh ra axit, từ đó gây tổn thương men răng và gây hôi miệng.
  • Uống rượu bia: Uống rượu bia cũng có thể gây hôi miệng do các chất có trong rượu bia đi vào máu và đào thải ra ngoài qua hơi thở.
  • Một số loại thuốc gây khô miệng dẫn đến hôi miệng: Thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu.
Đồ ăn gây hôi miệng
Một số thực phẩm gây hôi miệng nên tránh.

Triệu chứng hôi miệng

  • Hơi thở có mùi khó chịu: Mùi hôi này có thể xuất hiện liên tục hoặc chỉ xuất hiện vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như vào buổi sáng, sau khi ăn, uống cà phê hoặc khi nói chuyện.
  • Lưỡi trắng hoặc vàng: Lưỡi là một nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lưỡi có thể chuyển sang màu trắng hoặc vàng và tạo ra mùi hôi.
  • Mảng bám trên răng: Mảng bám trên răng là một lớp màng mỏng chứa vi khuẩn, thức ăn thừa và tế bào chết. Nếu không được loại bỏ thường xuyên, mảng bám có thể tích tụ trên răng và gây hôi miệng.
  • Nướu chảy máu: Nướu chảy máu là một dấu hiệu của tình trạng viêm nướu hoặc bệnh nha chu. Bệnh nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của nướu có thể dẫn đến mất răng.

Chẩn đoán hôi miệng

Chẩn đoán hôi miệng chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng liên quan đến hôi miệng, sau đó bác sĩ sẽ thăm khám toàn bộ khoang miệng để tìm ra nguyên nhân.

Cách trị hôi miệng

Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám răng định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng để phòng ngừa và điều trị hôi miệng hiệu quả. 

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tránh ăn những thực phẩm có mùi hôi, chẳng hạn như hành tây, tỏi, hẹ, mùi tàu, thì là, măng tây, cà ri, thức ăn cay nóng, cà phê, rượu bia và thuốc lá.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Uống nhiều nước lọc để giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn, giảm tình trạng khô miệng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần tối thiểu hai phút.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Thay bàn chải đánh răng thường xuyên, ít nhất 3 tháng một lần.
  • Vệ sinh lưỡi, vòm miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Có thể sử dụng thêm một số loại nước súc miệng hoặc xịt khử mùi chứa bạc hà, nano bạc, thymol, tinh dầu cam, chanh, trà xanh, thảo dược tự nhiên,... để giảm bớt mùi khó chịu.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Súc miệng là một cách loại bỏ vi khuẩn gây mùi, mang lại hơi thở thơm mát.

Làm sạch răng định kỳ

Đến gặp nha sĩ để làm sạch răng định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời kiểm tra sức khỏe răng miệng của bệnh nhân để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng có thể gây hôi miệng.

Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu hôi miệng do các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu, viêm họng, viêm xoang hoặc trào ngược dạ dày thực quản gây ra, cần điều trị các bệnh lý này kịp thời để loại bỏ nguyên nhân gây hôi miệng.

Thuốc trị hôi miệng

Trong trường hợp hôi miệng dai dẳng hoặc bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, viêm răng, viêm nướu, nhiễm nấm bác sĩ có thể chỉ định một số dung dịch sát khuẩn khử trùng miệng chứa Chlorhexidine (Kin Gingival), Povidon-iod 1% (Betadine Gargle and Mouthwash), Cetylpyridinium.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

Chia sẻ

Sản phẩm liên quan

Nước súc miệng Homaz One - Giúp sát khuẩn họng miệng, khử mùi hôi
Chai 150ml

Nước súc miệng Homaz One - Giúp sát khuẩn họng miệng, khử mùi hôi

68.000₫
Nước súc miệng TB Traphaco giúp thơm miệng, sạch răng
Chai 500ml

Nước súc miệng TB Traphaco giúp thơm miệng, sạch răng

18.000₫
Nước súc miệng Thái Dương Valentine - Phòng ngừa hôi miệng, viêm lợi
Chai 500ml

Nước súc miệng Thái Dương Valentine - Phòng ngừa hôi miệng, viêm lợi

35.000₫
Nước súc miệng Nutridentiz giúp lợi chắc, răng bền, thổi bay hôi miệng
Chai 250ml

Nước súc miệng Nutridentiz giúp lợi chắc, răng bền, thổi bay hôi miệng

120.000₫
Nước súc miệng Maxxsea Meracine - Làm sạch, loại trừ vi khuẩn, phòng ngừa bệnh răng miệng
Nước súc miệng trẻ em DentFatis Kids - Giúp răng chắc khỏe, trắng sáng tự nhiên
Hương dâu

Nước súc miệng trẻ em DentFatis Kids - Giúp răng chắc khỏe, trắng sáng tự nhiên

45.000₫
messenger-iconzalo-iconphone-icon
Đã thêm vào giỏ hàng