Hôi nách có lây không?
Xem nhanh
- Hôi nách có bị lây không?
- Bệnh hôi nách có di truyền không?
- Kết luận
Hôi nách có bị lây không?
"Mặc chung áo có bị lây hôi nách? Mặc áo của người hôi nách cho bị lây không? Giặt chung quần áo có bị lây hôi nách? " đó là những thắc mắc của rất nhiều người khi sống chung cùng người thân hoặc bạn bè bị hôi nách. Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc giặt chung, mặc chung quần áo với người bị hôi nách là sẽ bị hôi nách. Bởi bệnh hôi nách không phải là bệnh truyền nhiễm, xuất phát điểm của bệnh thường do sự tăng tiết tuyến mồ hôi nách, tạo ra các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn phát triển và chuyển hóa thành chất có mùi khó chịu.
Hôi nách có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả nam và nữ, phổ biến ở giai đoạn dậy thì, phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú, giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết. Liên quan mật thiết đến cơ địa, bệnh lý, thói quen ăn uống sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, môi trường làm việc,... Việc mặc áo chung hay giặt chung quần áo chỉ gây ra việc truyền một số vi khuẩn từ người sang người khác, không trực tiếp gây ra mùi hôi nách.
Mặc dù hôi nách không lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào nhưng nếu thành viên trong gia đình hoặc bạn bè sống chung gặp vấn đề hôi nách thì tốt nhất nên giặt riêng quần áo. Điều này đảm bảo quần áo được làm sạch và khử mùi hiệu quả, tránh gây ám mùi.
Ngoài việc giặt riêng, cần lưu ý rằng việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể như lăn khử mùi sẽ làm giảm mùi hôi hiệu quả. Đồng thời, chăn mền, nệm cũng nên được vệ sinh thường xuyên để tránh mùi hôi từ người bị hôi nách lưu lại trên các bề mặt này.
Bệnh hôi nách có di truyền không?
Bệnh hôi nách có tính di truyền, các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng cả bố mẹ đều bị hôi nách thì tỷ lệ con cái mắc bệnh khoảng 85%, nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị thì con cái có khả năng mắc bệnh khoảng 50%. Điều này xảy ra ngay cả khi bố mẹ đã điều trị dứt điểm bệnh thì con cái vẫn có khả năng mắc. Nguyên nhân có thể do việc con cái kế hưởng các gen liên quan đến quá trình sản xuất mồ hôi.
Một sự thật thú vị khác cũng liên quan đến gen lí giải cho việc tại sao một số người không có mùi cơ thể. Năm 2013, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Journal of Investigative Dermatology cho thấy ABCC11 là gen quyết định tạo ra mùi hôi dưới cánh tay. Một số thay đổi trong DNA của gen ABCC11 khiến cho gen này ngừng hoạt động dẫn đến việc cơ thể không có mùi. Hầu hết người Đông Á (80-90% dân số) và 2% người da trắng mang phiên bản gen đặc biệt này.
Kết luận
Tóm lại, hôi nách không phải là bệnh lây truyền, nguyên nhân đến từ việc tăng tiết mồ hôi nhiều, phân giải mồ hôi trên da, di truyền kết hợp cùng nhiều yếu tố khác. Để giảm mùi hôi nách nên vệ sinh sẽ, sử dụng xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi hoặc chất chống đổ mồ để kiểm soát mồ hôi và giảm mùi cơ thể. Chọn quần áo thoáng khí, thay đồ thường xuyên để hạn chế tích tụ mồ hôi.
Xem thêm: